Mặc dù thành công của hai chiếc điện thoại mới nhất của Apple là nhờ bàn tay Tim Cook nhưng Steve Jobs mãi là một hình ảnh mang tính biểu tượng. Dưới đây là 12 bài học khởi nghiệp - những nguyên tắc ông đã sử dụng để xây dựng nên công ty lớn nhất thế giới của mình.
1. Chuyên gia chẳng biết gì
Guy Kawasaki nói: “Steve Jobs không hề lắng nghe chuyên gia; trái lại, các chuyên gia phải lắng nghe ông. Là một doanh nhân, bạn sẽ phải tự tìm hiểu moi thứ. Đừng phụ thuộc vào người khác.”
2. Khách hàng không thể nói cho bạn biết họ cần gì
Steve Jobs thường nói: “Rất nhiều lần, mọi người không biết họ muốn gì cho đến khi bạn chỉ cho họ điều họ muốn”.
3. Thử thách càng lớn, thành quả càng cao
Quay trở lại thời iPhone được coi là một thử thách vô cùng lớn về mặt công nghệ, và phải mất không biết bao nhiêu thời gian làm việc hết sức nỗ lực để có được thành quả này.
4. Thiết kế rất quan trọng
Thành công của Apple dựa trên nền tảng của những thiết kế mang tính biểu tượng, và chính điều này là lý do vì sao thiết kế cũng được coi là một sản phẩm thực thụ.
5. Hình ảnh lớn, cỡ chữ lớn
“Đây là yếu tố quan trọng để làm điểm nhấn. Hãy cứ làm như vậy và bạn sẽ làm tốt hơn 90% số người đang sử dụng PowerPoint”.
6. Luôn luôn đổi mới
Guy Kawwasaki diễn đạt lại một triết lý của Steve Jobs: “Bạn không chỉ làm tốt hơn 10% mà phải làm tốt hơn 10 lần”.
7. Vấn đề là “Hiệu quả” hay “Không hiệu quả”
Steve Jobs nổi tiếng với khả năng bảo vệ quan điểm của mình tuy nhiên ông lại có thể thay đổi quan điểm rất nhanh nếu được lắng nghe một lập luận hợp lý và logic. Chính điều đó tạo nên thành công của Apple.
8. “Giá trị” khác với “Giá thành”
Mỗi sản phẩm có một mức giá nào đó những giá trị mà chúng có được còn cao hơn rất nhiều. Những giá trị đó bao gồm sự sang trọng, đẳng cấp nổi bật, thân thiện với người sử dụng, hiệu suất cao vv… Steve Jobs nhấn mạnh, cần phải quan tâm đến giá trị mà sản phẩm nhận được chứ không chỉ là giá thành của sản phẩm.
9. Người loại A sẽ thuê người loại A
Trong bước khởi nghiệp vô cùng khó khăn của một công ty hoặc trong những giai đoạn quan trọng, sẽ cần thuê những người giỏi nhất. Đó là bản năng sinh tồn để hướng đến chất lượng tốt nhất cho sản phẩm.
Khi công ty phát triển hơn và các vấn đề về tài chính ổn định hơn, những người có quyền lực sẽ có xu hướng thuê những người không giỏi bằng mình để đảm bảo cho vị trí của cá nhân. Những người loại B này sẽ đi thuê những người loại C và chính điều này sẽ khiến chất lượng làm việc của cả công ty xuống dốc nghiêm trọng. Bài học ở đây là hãy chỉ thuê những người giỏi nhất, và nếu có thể, hay thuê những người giỏi hơn chính bạn.
10. Một CEO thật sự có thể làm một hình mẫu
Nếu bạn là một người lãnh đạo và bạn có một sản phẩm, bạn phải chịu trách nhiệm trình bày về sản phẩm của mình. Cho dù bạn không phải là một người trình bày hoản hảo, nhưng người tạo ra sản phẩm là người có thể nói về nó một cách đam mê nhất.
11. Một doanh nghiệp thật sự phải tung ra sản phẩm
Đừng chờ đợi đến khi có một sản phẩm “hoàn hảo”. Guy Kawasaki nhắc lại lời của Steve Jobs: “Tôi không nói hãy cứ tung ra một một sản phẩm vớ vẩn nào đó. Tôi nói là một sản phẩm nào đó mang tính đột phá nhưng vẫn có chứa những yếu tố vớ vẩn. Hai cái đó khác nhau hoàn toàn”.
12. Có những điều cần phải có lòng tin mới thấy được
Guy Kawasaki nói: “Nếu bạn không tin tưởng, mọi chuyện sẽ không bao giờ xảy ra. Nếu bạn đợi đến lúc có bằng chứng chứng mình, chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra. Nếu bạn đợi đến lúc khách hàng đánh giá, chuyện đó cũng không bao giờ xảy ra. Lý do vì sao Macintosh lại thành công, là bởi vì 100 con người, bắt đầu từ Steve Jobs đã tin vào Macintosh. Và bởi vì chúng ta tin vào Macintosh nên chúng ta mới được như bây giờ”.
Lê Nga - Ictnews.vn (Theo Phonearena)