TRONG NHỮNG BUỔI HỌP KINH DOANH
1. KHI GIỚI THIỆU, LUÔN NÓI TÊN ĐẦY ĐỦ CỦA BẠN VÀ CÁCH BẠN MUỐN ĐƯỢC GỌI
Khi giới thiệu bản thân, bạn nên dùng tên đầy đủ của mình kèm thêm câu nói: “Bạn có thể gọi tôi là…[Tên bạn muốn được gọi]. Điều này tăng khả năng đối tác nhớ tên và mặt bạn lên 80%.
2. LUÔN ĐỨNG KHI BẠN ĐƯỢC GIỚI THIỆU VỚI MỘT NGƯỜI NÀO ĐÓ
Đứng làm nổi bật sự hiện diện của mình khi được giới thiệu. Nếu bạn được nhắc đến đúng lúc không để ý tới việc đang diễn ra, hoặc phải ngồi một chỗ, hãy rướn người lên phía trước một chút.
3. CHỈ NÓI "CẢM ƠN" 1 HOẶC 2 LẦN TRONG BUỔI NÓI CHUYỆN
Bạn chỉ cần nói “cảm ơn” một hoặc hai lần trong buổi nói chuyện. Nếu không bạn sẽ làm giảm tác dụng của cụm từ này, khiến cho bản thân trong mắt người khác ở thế yếu hơn và luôn ở trong thế cần sự giúp đỡ.
4. GỬI TIN NHẮN CẢM ƠN TỚI TỪNG NGƯỜI RIÊNG BIỆT
Sau cuộc họp hoặc ký kết hợp đồng thành công, bạn nên gửi tin nhắn, email cảm ơn trong vòng 24 giờ, và gửi riêng biệt đến từng người bạn muốn cảm ơn.
5. ĐỪNG BAO GIỜ KÉO GHẾ CHO NGƯỜI KHÁC
Giữ cửa cho khách thì không sao, nhưng bạn không nên kéo ghế cho ai đó bất kể họ là nam hay nữ. Trong các buổi gặp mặt kinh doanh, bạn nên để lại những chuẩn mực giới tính phía sau. Cả đàn ông và phụ nữ đều có thể tự kéo ghế của mình.
6. ĐỪNG BẮT CHÉO CHÂN
Việc này có thể gây xao nhãng cho một buổi gặp gỡ trong kinh doanh. Hơn nữa, điểm mấu chốt liên quan đến sức khỏe: bắt chéo chân gây hại cho sự tuần hoàn máu bởi chúng gây áp lực lên các tĩnh mạch của bạn.
7. KHÉP NGÓN TAY KHI BẠN MUỐN CHỈ TRỎ
Khi cần chỉ một thứ gì đó hay ai đó, hãy hướng về thứ ấy với lòng bàn tay mở và khép ngón tay lại. Nếu bạn chỉ vào thứ gì chỉ với ngón tay trỏ, bạn sẽ vô tình tạo cảm giác hung hăng, khó chịu. Đàn ông và phụ nữ đều chỉ trỏ, nhưng phụ nữ có xu hướng làm điều này nhiều hơn nam giới.
TRONG BỮA ĂN VỚI ĐỐI TÁC, KHÁCH HÀNG
8. LUÔN BẺ BÁNH MÌ VÀ CHUỐI BẰNG HAI TAY
Không bao giờ nên dùng dao để cắt bánh. Hãy bẻ bánh của bạn làm đôi, mỗi lần chỉ xé một miếng, và dùng dao phết bơ lên bánh khi bạn định ăn. Tương tự với chuối, đừng bóc vỏ một đầu mà hãy bẻ đuôi quả chuối rồi mới ăn.
9. KHÔNG BAO GIỜ YÊU CẦU GÓI THỨC ĂN MANG VỀ
Bạn đi ăn để xử lý công việc, chứ không phải tập trung vào ăn uống. Gói thức ăn về thì hợp lý với một bữa tối gia đình, chứ không phù hợp với các tình huống kinh doanh.
10. LỰA CHỌN THỨC ĂN CÂN BẰNG VỚI KHÁCH CỦA BẠN
Điều này có nghĩa là nếu khách của bạn gọi một món khai vị hoặc món tráng miệng, bạn nên làm theo. Đừng khách hàng cảm thấy không thoải mái khi dùng một món một mình.
11. NẾU CÓ NGƯỜI ĂN THEO CHẾ ĐỘ ĂN RIÊNG BIỆT, HÃY CHÚ Ý ĐẾN THỰC ĐƠN
Hầu hết mọi người không áp đặt chế độ ăn của họ lên người khác, tuy nhiên, bạn nên để ý đến sở thích ăn uống của đối phương và lựa chọn nhà hàng hợp lý. Ví dụ, nếu trong nhóm đối tác của bạn có vài người ăn chay, bạn không thể chọn một nhà hàng chuyên về bít tết, mà tốt nhất là chọn quán lẩu có nồi có vách 2 ngăn.
12. BIẾT ĐẶT ĐĨA VÀ CÁC DỤNG CỤ ĂN ĐÚNG CHỖ
Nếu bạn ăn tối với người phương Tây, hãy nhớ quy tắc BMW (bread, meal, water - bánh mì, món ăn, nước): bánh mì và bơ ở bên trái, món chính ở giữa, và đồ uống ở bên phải.
Với các vật dụng khác: dĩa đặt ở bên trái, dao và thìa đặt bên phải, khăn ăn trải lên đùi, dùng khăn ẩm để lau tay và dùng khăn khô để lau miệng. Khi ăn xong, đừng quên sắp xếp lại tất cả đồ dùng trên bàn như lúc bạn ngồi vào.
13. ĐỂ NGƯỜI MỜI TRẢ TIỀN
Nếu bạn là người mời, bạn nên trả tiền cho bữa ăn, không phân biệt giới tính. Nếu một người khách muốn trả thì sao? Bạn có thể nói, “Ồ, không phải tôi trả đâu, là công ty thanh toán đấy”, hoặc có thể viện lý do rời bàn và thanh toán trước khi người khách nhận ra.
Tất nhiên, bạn không nên chiến đấu chỉ vì một hóa đơn. Nếu khách cứ khăng khăng trả tiền dù bạn đã cố gắng gạt đi, hãy để họ trả và tìm cách đáp lễ sau đó.
14. RỜI BÀN MỘT CÁCH LỊCH SỰ
Khi rời bàn vì bất cứ lý do gì, bạn nên chủ động cất lời xin phép để rửa tay, lấy thêm đồ ăn, hoặc cần gặp ai đó. Tương tự, khi mọi người đã ăn xong và chuẩn bị ra về, bạn có thể nói “Rất hân hạnh được gặp anh/chị/mọi người”, hoặc “Hẹn gặp anh/chị vào buổi họp tiếp theo”.
TRONG ĐỐI NHÂN XỬ THẾ NÓI CHUNG
15. IM LẶNG LÀ VÀNG
Đôi lúc, sự im lặng có giá trị hơn bất cứ lời nói nào. Im lặng thể hiện rõ nhất sự khôn ngoan và khả năng tự kiểm soát. Giữa những thời khắc áp lực, mỗi người lựa chọn im lặng đúng lúc có thể xoá tan bầu không khí căng thẳng trong phòng thay vì sửng cồ to tiếng với nhau, và như vậy hòa khí sẽ được giữ vững.
16. TÔN TRỌNG NGƯỜI CÓ THÂM NIÊN KINH NGHIỆM
Bộ máy nhân sự ngày càng trẻ hóa, những người có tuổi thường ít được trọng dụng hơn trước. Tuy vậy, hãy luôn đối xử với cán bộ lớn tuổi với nhiều sự tôn trọng hơn so với những người trẻ tuổi bạn làm việc cùng. Chào hỏi các nhân viên kỳ cựu nhất trước khi bạn chào hỏi những người khác. Tương tự, nhớ đưa danh thiếp của bạn cho lãnh đạo cao cấp có tuổi trước tiên.
17. THUYẾT PHỤC, KHÔNG ÉP BUỘC
Một cách tiếp cận theo kiểu ép buộc sẽ rất ít khi thành công. Thay vì tạo áp lực theo kiểu đối đầu, hãy đưa ra vài lời thuyết phục ngắn gọn, chỉ ra những vấn đề quan trọng mà bạn muốn truyền đạt. Tìm những điểm tương đồng giữa hai bên và xây dựng dựa trên các luận điểm đó. Thay vì tỏ ra thiếu kiên nhẫn, hãy coi quá trình này như một cơ hội để xây dựng lòng tin và củng cố mối quan hệ.
Lời kết: Những chi tiết nhỏ về phép lịch sự là một cách để thể hiện sự tôn trọng. Có thể đối tác không kỳ vọng bạn phải nắm được những quy tắc này, nhưng nhất cử nhất động của bạn đều có thể bị soi xét. Cư xử thật chuyên nghiệp, và nó sẽ đem lại khoản lợi nhuận tương ứng.
Nguồn: Sưu tầm