1. 100-1=0
Có một câu chuyện như này: Mamoud, ông chủ một cửa hàng tạp hóa ở Nga, vì không nỡ thấy người nghèo phải chịu khổ, ông đã phát phiếu ưu đãi để người nghèo và người vô gia cư đến cửa hàng mình mua bánh mì miễn phí. Bình quân mỗi tháng, Mamoud đều tặng tới hơn ngàn chiếc bánh mì.
Khi mới bắt đầu, những người nghèo tới xin bánh mì còn rất biết ơn và cảm kích sự tốt bụng của Mamoud. Nhưng có một lần, xe chở bánh mỳ gặp phải sự cố trên đường nên không tới đúng giờ, người nghèo đứng trước cửa tiệm, đợi mãi không thấy bánh mì tới, họ xông lên đập phá cửa tiệm. Quá đáng hơn là họ còn công khai chửi bới, sỉ nhục vợ con của Mamoud.
Chỉ vì một lần xe bánh tới trễ, Mamoud không những không nhận được sự cảm thông mà ngược lại còn phải nhận lại những chỉ trích và ác ý. Ông chưa bao giờ nghĩ rằng, sự tử tế của ông lại đổi lấy một kết cục khiến ông thất vọng như vậy.
Câu chuyện này khiến tôi nhớ tới một định luật trong tâm lý học, nó nói rằng, khi một người trải qua một kích thích mạnh, kích thích được đưa ra sau đó trở nên không đáng kể đối với anh ta.
Nói cách khác, nếu bạn chỉ đơn phương bỏ ra, không chỉ không có được sự cảm kích của đối phương, mà còn khiến họ cho rằng đó là thói quen, rồi không coi sự giúp đỡ của bạn ra gì.
Vì vậy, làm người ấy à, đừng tốt bụng quá.
Khi bạn làm người quá hiền lành, tử tế quá lâu, bạn chỉ cần làm gì khiến người ta hơi phật lòng một chút thôi, một lần không đáp ứng được kỳ vọng của họ thôi, họ sẽ lập tức bóp chết lòng tốt của bạn trước đó, thậm chí còn xem bạn là người xấu, hận bạn cả đời.
Đối xử với một người, bạn có thể tốt với họ 100 lần, họ cũng sẽ chẳng nghĩ gì. Nhưng chỉ cần bạn làm không tốt một điều gì đó khiến họ không hài lòng, họ sẽ lập tức quên hết những điều mà bạn bỏ ra vì họ trước đó. Đối mặt với cái gọi là nhân tính, chỉ 1% vết nứt hay khuyết điểm nhỏ thôi cũng có thể bị "xấu hóa" thành 100% ác ý.
Trong bài thi về lòng người, về nhân tính này, 100 điểm là đạt, nhưng chỉ cần thiếu đi 1 điểm thôi nó cũng sẽ lập tức thành 0. Làm người phải có cái độ, lương thiện có cái độ, đừng lãng phí lòng tốt của mình vào nhầm người.
2. 100-10=0
"Định luật của Festinger" nói rằng 10% mọi thứ trong cuộc sống được tạo nên từ những gì đã xảy ra với bạn, trong khi 90% còn lại được quyết định bởi cách bạn phản ứng với những gì đã xảy ra đó.
Nếu vui vẻ là 100 điểm, bản thân sự việc chỉ chiếm 10%, trong khi tâm thái của bạn lại chiếm tới 90%. Nếu tâm thái của bạn không tốt, giá trị của hạnh phúc sẽ chỉ còn bằng 0.
Festinger từng lấy một ví dụ kinh điển như này trong sách của mình.
Sau khi chiếc đồng hồ của mình bị rơi hỏng, cãi nhau một hồi với người ta xong, kết quả là sau đó cả ngày, cả nhà đều phải sống trong cái cảm xúc tiêu cực của Festinger.
Anh ra ngoài vội vàng, quên mất cặp, đến công ty trong tâm trạng hoang mang, chỉ vì chút chuyện nhỏ thôi mà cãi nhau to với đồng nghiệp. Vợ về sớm để đưa chìa khóa cho anh nên bị trừ tiền chuyên cần 1 tháng. Con trai vì bạn sáng tự nhiên bị ba mắng nên tâm trạng không tốt, thua trận bóng chày mà cậu vốn mong mỏi là sẽ được giải nhất.
Vốn dĩ chỉ là câu chuyện chiếc đồng hồ hỏng rất cỏn con, nhưng chính chuyện nhỏ này lại dẫn tới cảm xúc tiêu cực phía sau, khiến bao nhiêu người phải chịu liên lụy. Rất nhiều khi, thứ quyết định cảm xúc của chúng ta, không phải là bản thân câu chuyện, mà là tâm thái của chúng ta.
Cuộc sống có 10% mọi việc là chúng ta không thể nắm bắt, 90% còn lại, chúng ta có thể kiểm soát được nó, nếu không thể kiểm soát được 90% này, vậy thì dù có là chuyện nhỏ nhặt tới đâu cũng sẽ xuất hiện "hiệu ứng cánh bướm". Còn nếu có thể kiểm soát được 90% này, vậy thì dù có ở trong hoàn cảnh khó khăn tới đâu, cái sự khó khăn ấy cũng đều sẽ trở thành một phong cảnh kì diệu có một không hai đáng để trải nghiệm trong cuộc đời.
Trước đó, tôi có xem được một video, trong video, nhà của một đôi tình nhân ở Trung Quốc bị lửa thiêu cháy. Hai người tuy rơi vào thảm kịch, nhưng họ không hề chỉ trích hay trách móc gì nhau, sau khi dập tắt lửa, họ lấy điện thoại ra, cười tươi đối diện với máy quay rồi nói: "Xem ra năm nay nhất định sẽ hồng hồng hỏa hỏa (rực rỡ, bùng nổ) rồi đây!" (hồng trong tiếng Trung nghĩ là đỏ rực, hỏa nghĩa là lửa).
Một họa sĩ nổi tiếng từng nói: "Tâm mà nhỏ thì mọi chuyện nhỏ đều thành lớn; tâm lớn rồi, mọi chuyện lớn đều thành nhỏ." Đời người chẳng qua cũng chỉ là nắm cho chắc 3 chiếc chìa khóa vạn năng: chấp nhận, thay đổi, buông bỏ. Việc đã xảy ra, chấp nhận, tận hưởng, nếu không thể chấp nhận, vậy hãy thử tìm cách thay đổi.
Nếu thay đổi không được, chi bằng đổi tâm thái và thoát ra.
Nội tâm càng mạnh mẽ, sống càng hạnh phúc.
3. 100-99=0
Trên mạng có người hỏi như này: "Vì sao sau khi trưởng thành, chúng ta lại trở nên không vui vẻ?"
Có một câu trả lời nhận được rất nhiều lượt like rằng: "Một người sống không vui vẻ, thường là vì dục vọng lớn hơn năng lực."
Tôi từng đọc qua một công thứ kinh điển như này: Mức độ đau buồn của bạn = dục vọng – năng lực. Giải sử năng lực của bạn 99 điểm, nhưng bạn lại luôn có cái khát khao 100 điểm, khi khát khao và năng lực không tương xứng, bạn sẽ luôn sống trong buồn bã, mệt mỏi, lúc này, giá trị hạnh phúc của bạn sẽ bằng 0.
Khi còn nhỏ, chúng ta đều sống rất hạnh phúc, một món đồ chơi mới, một bộ quần áo mới, có thể khiến chúng ta vui vẻ cả ngày. Sau khi lớn lên, dù bản thân có năng lực kiếm tiền, quần áo trong tủ nhiều không kể siết, nhưng chúng ta vẫn cứ không hài lòng.
Ngày đi học, chỉ cần có một chiếc xe đạp thôi đã hạnh phúc lắm rồi. Nhưng sau khi đi làm, mua được nhà được xe rồi vẫn chưa thỏa mãn, luôn nghĩ cách làm sao để đổi nhà to hơn, mua chiếc xe đắt tiền hơn.
Cuộc sống chính là như vậy, ngay từ khi bắt đầu, ngưỡng hạnh phúc của chúng ta đã rất thấp. Càng trưởng thành, thứ chúng ta muốn càng nhiều, khi năng lực không xứng với khát khao, phiền não sẽ ngày một nhiều hơn.
Trong một cuốn sách có tên "Giải nhân di" có viết như này:
Cả ngày bôn ba vì miếng ăn, ăn nó một chút liền nghĩ tới quần áo. Ăn mặc đã được thỏa mãn, liền nghĩ tới dung mạo vợ xinh. Lấy được vợ sinh đẻ con rồi, lại hận sao đất đai ít ỏi quá. Mua được đất đai rộng lớn rồi, lại thấy sân rộng vậy mà lại quá ít xe…
Khát khao, mong muốn của con người là thứ không thể được thỏa mãn, ban đầu chỉ muốn ngày đủ ba bữa, sau lại mong nhà cao cửa rộng, thăng chức tăng lương… Một người nếu không thể kiểm soát được khát khao của mình, đau buồn sẽ kéo đến, ngày này qua ngày khác, vĩnh viễn không bao giờ dừng. Con người, một khi để dục vọng khống chế thì cả đời sẽ chỉ là con trâu con ngựa, chỉ khi biết thỏa mãn, chúng ta mới có được niềm vui thực sự.
Đừng để khát khao, dục vọng của bạn cao hơn năng lực của bạn.
3 công thức cuộc đời này, có thể nó là không đúng trong toán học, nhưng lại vô cùng chính xác trong cuộc sống. Hi vọng bạn có thể giải quyết được vấn đề của mình, yêu thương cuộc sống nhiều hơn, hưởng thụ cuộc đời chỉ đến một lần này!
Theo Như Nguyễn/ Doanh nghiệp & Tiếp thị