fbplus.net

5 vấn đề mà trường kinh doanh không dạy bạn

Cách quản lý dòng tiền, cách đưa ra quyết định, cách quản lý thời gian, hay việc bình tĩnh xử lý trước những biến đổi của hành vi tiêu dùng…là những vấn đề mà trường kinh doanh không dạy bạn. Chỉ có những thất bại, những trải nghiệm thực tế mới giúp bạn tự tin đối mặt với khó khăn trên con đường kinh doanh, khởi nghiệp.

Sau đây là 5 vấn đề phổ biến mà hầu hết các trường kinh doanh sẽ không chuẩn bị cho bạn.
 
 
1. Quản lý dòng tiền
 
Trong trường kinh doanh, bạn sẽ học về quản lý dòng tiền. Bạn sẽ được học về định nghĩa dòng tiền, tại sao nó quan trọng và làm thế nào để quản lý nó trong một môi trường thực tế. Nhưng trường học sẽ không dạy bạn về yêu cầu không ngừng của việc quản lý dòng tiền.
 
Nếu bạn muốn giữ đủ tiền mặt để doanh nghiệp không bị nợ nần,  bạn phải liên tục kiểm tra báo cáo ngân hàng và chú ý sát sao các hóa đơn và giấy biên nhận (bao gồm cả thu và chi). Chỉ cần một sai lầm thì ngay cả một doanh nghiệp có lợi nhuận trên giấy cũng có thể rơi vào  sự thâm hụt tài chính. Điều này gây ra phản ứng dây chuyền trong tài chính của công ty. 
 
2. Mệt mỏi trong việc ra quyết định 
 
Mệt mỏi trong việc ra quyết định hiện tượng thực tế xảy ra khi bạn phải đưa ra quá nhiều quyết định trong một khoảng thời gian nhất định. Ngay cả quyết định nhỏ chẳng hạn như  chọn ra trang phục để mặc hoặc ăn gì cho bữa ăn sáng…cũng  ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định mà không bị căng thẳng trong tương lai. 
 
Trường kinh doanh dạy cho bạn những khái niệm như phân tích SWOT (Strengths (điểm mạnh), Weaknesses( điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức), những điều này giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn, nhiều thông tin hơn, nhưng nó không dạy bạn cách tự xử lý khi bạn phải đối mặt hàng chục đến hàng trăm quyết định quan trọng mỗi ngày. 
 
Việc thư giãn và quản lý các quyết định có thể giúp bạn luôn thấy đầy năng lượng.
 
3. Hành vi tiêu dùng thực tế
 
Là doanh nhân, chúng ta có thể giả vờ rằng mình có thể dự đoán được hành vi của người tiêu dùng. Chúng ta thực hiện nghiên cứu thị trường, cam kết mở rộng điều tra và trả công tốt cho những người dùng thử và đánh giá sản phẩm của chúng ta. Trường kinh doanh dạy bạn làm thế nào để làm tất cả những điều này và cách để có một "dự đoán tốt nhất" về  hành vi của người tiêu dùng, bao gồm các phạm vi giá và thói quen mua sắm.
 
Thật không may, khách hàng thực sự hiếm khi cư xử theo những "dự đoán tốt nhất" của bạn - ít nhất là không chính xác đến mức đó. Cuối cùng những biến đổi trong phản ứng của khách hàng  có thể, và sẽ xảy ra, và khi chúng thay đổi, bạn cần phải biết làm thế nào để xử lý chúng mà không hoảng loạn hay bắt đầu lại.
 
4. Quản lý thời gian
 
Trường kinh doanh dạy cho bạn tất cả mọi thứ mà bạn sẽ cần phải làm hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng, duy trì từ ngày này qua ngày khác để thay đổi chiến lược rộng lớn dưới áp lực và sự thay đổi của hoàn cảnh. Điều trường kinh doanh không dạy bạn là không bao giờ có đủ thời gian để  bạn làm tất cả những điều này.
 
Là một doanh nhân, bạn sẽ liên tục phải đối mặt với nhiều nhiệm vụ vượt quá khả năng xử lý của bạn và đội ngũ. Thay vì tìm ra ai sẽ làm gì và làm khi nào, bạn sẽ cần phải nhận ra những gì bạn có thể mất đi nếu không làm gì. Và việc nào bạn có thể giao gấp cho những người khác mà không bị ảnh hưởng đến chất lượng.
 
5. Uy tín
 
Trong kinh doanh, nếu bạn muốn thành công bạn phải có một mức độ uy tín nhất định. Nếu bạn muốn tìm kiếm đối tác và nhân viên, bạn cần phải thân thiện, dễ gần và đáng tôn trọng. Nếu bạn muốn tìm nhà đầu tư và khách hàng, bạn cần phải dễ chịu, hòa đồng và cởi mở.
 
Không có gì được dạy trong trường học mà có thể giúp hình thành tính cách của bạn, và nếu bạn không phải là một người rất dễ thương, bạn sẽ phải nỗ lực tạo ra các kết nối cần có để thành công trong kinh doanh. Nói thẳng ra là như vậy, nhưng đó là một thực tế. Điều đáng mừng là hầu hết các đặc điểm dễ thương - như hay cười, trò chuyện một cách lịch sự và giao tiếp bằng mắt - có thể học hỏi được. 
 
Việc học cao đẳng và đại học là rất hữu ích, nhưng kinh nghiệm là người thầy giỏi hơn. Chỉ bằng cách trải qua quá trình khởi động và vận hành một doanh nghiệp thì bạn mới biết được những nhược điểm, cạm bẫy hay trở ngại của các doanh nhân. 
 
Thất bại là một bài học lớn, miễn là bạn có thể vượt qua được những khó khăn ban đầu. Và những trải nghiệm thực tế luôn khác xa với những gì trên sách vở. Vì vậy, nếu bạn đang đọc những điều này và bạn lo lắng về việc mắc sai lầm, thì đừng như vậy. Hãy tìm hiểu những gì bạn có thể làm trong lớp học kinh doanh và trong nhiều bài báo khác trên mạng về vấn đề này, sau đó rút ra bài học và bắt đầu thực hiện.
 
(Dịch từ Entrepreneur)

 

Bài viết liên quan
  • 4 thủ thuật tâm lý kinh điển trong đặt giá sản phẩm
  • 7 nguyên tắc về chiến lược kinh doanh hiện đại
  • Tất tần tật các lưu ý, chia sẻ kinh nghiệm mở shop kinh doanh, cửa hàng bán lẻ
  • 100 quy luật bất biến để thành công trong kinh doanh, làm giàu và cuộc sống
  • 5 lỗi cơ bản khi Quản lý thị trường kiểm tra cửa hàng kho hàng và cách phòng tránh xử lý
  • 5 từ khóa cần ghi nhớ khi kinh doanh trên sàn TMDT
  • Facebook hạn chế bài đăng bán hàng trên news feed
  • 3 đặc điểm chính của người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam
  • Những vấn đề cần lo khi mở quán cafe