Những người không mắc nợ có vẻ hiếm, nhưng họ không phải là người đặc biệt hay siêu phàm, cũng không nhất thiết phải giàu có. Điều phân biệt họ với những người vẫn còn mắc nợ là họ sẵn sàng sử dụng các nguồn lực mà họ có, tài chính hay cách khác, để trả hoặc tránh hoàn toàn nợ.
Trong khi một số người có thể được dạy cách tránh nợ khi còn nhỏ, những người khác lại tìm đến lối sống không nợ nần sau nhiều năm mắc nợ và căng thẳng liên quan đến tiền bạc. Khi làm như vậy, họ phát triển những đặc điểm nhất định khiến họ khác biệt và cho phép họ tận hưởng một cách sống không bị nợ nần chi phối.
Nếu đó là điều bạn quan tâm, đây là 7 đặc điểm bạn có thể trau dồi trong việc theo đuổi sự tự do khỏi nợ nần.
1. Có mục tiêu
Những người sống không mắc nợ hiểu rằng nếu bạn không biết mình đang đi đâu, bạn sẽ không bao giờ đến được đó. Họ đặt ra các mục tiêu về tiền bạc, bắt đầu bằng việc thoát khỏi nợ nần và tổ chức cuộc sống tài chính xung quanh các mục tiêu đó. Nếu bạn thiếu mục tiêu tài chính, đã đến lúc tạo ra một số mục tiêu cho riêng mình
Bất kỳ điều gì trong cuộc sống cũng cần phải có mục tiêu để bạn bám sát, và tài chính cũng vậy.
2. Thực tế
Những người không mắc nợ không tin vào những quảng cáo tiếp thị rằng họ “xứng đáng” có một chiếc xe hơi sang trọng mới hay nợ là một công cụ giúp tạo ra cuộc sống mơ ước. Họ biết rằng gánh nợ có thể hạn chế các lựa chọn tài chính cả hôm nay và ngày mai.
Nếu bây giờ bạn đang mắc nợ, hãy tự hỏi bản thân xem những hành vi hoặc thái độ nào đã góp phần khiến bạn lâm vào nợ nần. Ví dụ, nếu bạn vay một khoản lớn để mua ô tô, liệu động lực để mua xe là gì hay chỉ đơn giản là cho bằng bạn bè? Nhìn nhận nợ từ góc độ động lực có thể giúp đưa ra quyết định khôn ngoan hơn về thời điểm khi nào nên và không nên vay.
3. Có kỷ luật
Những người thuộc nhóm không mắc nợ thường chỉ mua đồ tốt khi họ thực sự có đủ khả năng chi trả.
Họ hiểu rằng không ăn ngoài, hoặc bỏ qua bộ phim mới đang hot ngoài rạp chỉ là một sự hy sinh tạm thời.
Nếu bạn đã vật lộn với việc trả bớt nợ trong quá khứ, hãy xem xét loại hệ thống bạn đã áp dụng. Bạn có thanh toán hóa đơn của mình vào một ngày cố định của mỗi tháng và trả số tiền trên mức tối thiểu cho thẻ tín dụng? Hãy tạo ra một số kỷ luật và đều đặn trong nỗ lực thanh toán nợ của bạn có thể giúp bạn sớm thoát khỏi nợ nần.
4. Chủ nghĩa phi vật chất
Khi nợ phát sinh chỉ đơn giản bằng cách mua “đồ”, bạn có thể phải trả nhiều hơn cho khoản nợ đó với phí lãi suất. Suy nghĩ lại cách bạn chi tiêu và mua hàng với mục đích sử dụng rõ ràng là một cách để tránh mắc phải khoản nợ mới. Họ có được hạnh phúc không phải từ những thứ vật chất, mà là từ những trải nghiệm và từ việc biết rằng họ đang đảm bảo về mặt tài chính.
5. Kiên nhẫn
Những người sống không mắc nợ có thể trì hoãn sự hài lòng. Họ tận hưởng niềm vui khi trả tiền mặt cho một thứ họ muốn và tiết kiệm tiền để mua chúng. Họ có tầm nhìn về hưu trí và các mục tiêu dài hạn khác và khả năng làm việc ổn định theo hướng đó.
Hãy cân nhắc áp dụng quy tắc 24 giờ hoặc 48 giờ đối với các giao dịch mua mới. Khoảng thời gian giảm nhiệt này có thể giúp bạn quyết định xem liệu việc mua hàng có thực sự xứng đáng hay không nếu nó đồng nghĩa với việc phải gánh nợ
6. Có trách nhiệm
Đối với một người không mắc nợ, nhu cầu của gia đình luôn được đặt lên hàng đầu trong việc phân bổ nguồn lực của họ. Họ làm những công việc chăm chỉ cần thiết mỗi ngày để đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực sự trong phạm vi ngân sách, và chống lại sự cám dỗ mang nợ nếu muốn.
Hãy đánh giá lại ngân sách gia đình của bạn và tự hỏi bản thân xem chi phí nào thực sự cần thiết để duy trì cuộc sống của bạn. Bạn có thể thấy rằng khi cắt bỏ những chi phí không cần thiết, bạn có thể gánh ít nợ hơn và có nhiều tiền hơn để trả những gì bạn đã nợ.
Tập chung vào các nhu cầu thiết yếu rồi mới đến các nhu cầu khác là nguyên tắc bắt buộc nếu bạn muốn không mắc nợ
7. Tự tin
Những người không mắc nợ không quan tâm đến những gì người khác nghĩ ví dụ như đi làm bằng xe buýt thay vì xe máy hay ô tô riêng, không có những kỳ nghỉ dài ngày ở những khách sạn quá sang trọng…Họ an tâm khi biết rằng họ đang làm điều đúng đắn cho tương lai của gia đình họ.
Bạn cảm thấy tự tin như thế nào về tình hình tài chính của mình? Nếu bạn không kiểm soát được tài chính của mình, bạn có thể dễ mắc phải những khoản mua sắm không phù hợp với bản thân hoặc ngân sách gia đình. Nếu bạn cảm thấy thiếu tự tin về việc quản lý tài chính một mình, hãy cân nhắc nói chuyện với bạn bè hay người thân – những người giỏi quản lý tiền bạc hơn bạn.