fbplus.net

8 NGUYÊN TẮC THIẾT LẬP MỤC TIÊU CHO NĂM MỚI 2021

Đặt ra mục tiêu thì dễ, vì chúng ta có thể tưởng tượng ra vô số điều chúng ta muốn làm. Nhưng liệu rằng kế hoạch có được hoàn thành đúng như tưởng tượng hay không, điều đó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. 8 Nguyên tắc sau đây sẽ giúp bạn có khả năng đối phó với các thách thức và xuôi chèo lướt sóng trên con đường của mình.

1. CAM KẾT VỚI MỤC TIÊU ĐẶT RA

Chọn các mục tiêu mà bạn thật sự muốn đạt được - luôn giữ cho bạn sự lạc quan. Công bố với mọi người xung quanh bạn - họ sẽ giúp bạn có trách nhiệm hơn. Tổ chức một buổi tiệc để đánh dấu các cam kết của bạn - điểm khác biệt của bạn.
Theo đuổi mục tiêu cho đến phút cuối cùng, dành thời gian suy nghĩ về các mục tiêu đã đặt ra, nếu không bạn sẽ gặp khó khăn trong việc đối phó với các thách thức và có thể để vụt mất các cơ hội của mình.

2. THỰC TẾ

Không đặt mục tiêu quá cao. Lượng sức mình, chẳng có lý do nào buộc bạn phải đặt nhiều hơn một hay hai mục tiêu, điều quan trọng là bạn phải biết chia sẻ nguồn lực của mình một cách hợp lý.
Người ta vẫn nói: Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng. Vì thế, đừng lấy sự tưởng tượng của người khác để xây dựng kế hoạch cho mình, nó sẽ bị đổ đấy.

3. VIẾT RA GIẤY

Đơn giản nhất nhưng hiệu quả nhất, hãy viết tất cả những gì bạn mong muốn, bạn suy nghĩ, bạn dự định và các mục tiêu bạn phải thực hiện. Tài liệu hóa các cam kết, xây dựng lộ trình thực hiện và dán chúng lên bàn, tường hoặc chỗ nào bạn luôn nhìn thấy nó.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể viết status trên facebook, mục tiêu của bạn có người khác chứng kiến, bạn sẽ cam kết cao hơn. Vả lại, cuối năm khi facebook nhắc kỷ niệm, cũng là thời khắc bạn tổng kết thành quả của mình dễ dàng hơn.

4. LÊN KẾ HOẠCH

Hình dung kết quả mà bạn sẽ đạt được. Lập kế hoạch cho các công việc dựa trên nguồn lực sẵn có/ có thể huy động được. Phân bổ thời gian, thứ tự ưu tiên công việc một cách hợp lý. Kiểm soát và đánh giá quá trình thực hiện để có thể điều chỉnh kịp thời.

5. LINH ĐỘNG

Không phải lúc nào mọi việc cũng suôn sẽ như trong kế hoạch, do đó cần phải linh động, nếu quá cứng nhắc bạn sẽ dễ dàng bị thất bại khi gặp khó khăn ngoài dự tính. Do đó khi lên kế hoạch cho các mục tiêu bạn nên: “Cố gắng liệt kê các khó khăn và thách thức mà bạn có thể sẽ gặp phải. Lập một số phương án dự phòng để đối phó với những tình huống bất ngờ.”

6. SỬ DỤNG HỆ THỐNG NHẮC NHỞ

Viết các mục tiêu lên những chỗ mà bạn sẽ thấy nhiều lần trong ngày. (Bàn làm việc, lịch làm việc, gương soi, trong xe hơi, hoặc bất cứ chỗ nào bạn muốn). Đảm bảo là các kế hoạch làm việc đã được đưa vào danh sách các công việc phải làm (to-do list)
Cài đặt hệ thống nhắc nhở trên màn hình máy tính, Outlook, hoặc một hệ thống nhắc nhở nào đó
Hãy tự nhắc nhở chính mình, hãy lưu chúng vào đầu của bạn!

7. LIÊN TỤC THEO DÕI SỰ TIẾN TRIỂN

Tập thói quen khi chép hàng ngày những công việc bạn thực hiện. Ghi chú các công việc bạn chưa làm tốt để nỗ lực hơn nữa.
Ghi chú khi bạn gặp phải thất bại (gần như kế hoạch bị phá sản không có thời gian).
Ghi lại các thách thức mà bạn đã gặp phải cũng như các công việc diễn ra tốt hơn so với kế hoạch.
Xem xét lại các công việc và dựa vào kinh nghiệm cũng như cảm nhận của bạn để có những điều chỉnh phù hợp.

8. TỰ THƯỞNG CHO BẢN THÂN

Hãy tự thưởng cho mình khi thành công một công việc nào đó. Một món quà, một cuộc dã ngoại, một chầu bia, một chầu café… với bạn bè để chia sẻ những kinh nghiệm của mình… Điều này giúp bạn có thêm động lực để tiếp tục thực hiện các mục tiêu còn lại của mình. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng với những công việc mà bạn phải khá vất vả mới có được nó.
Cre: Sưu tầm

Bài viết liên quan