fbplus.net

8 niềm tin cốt lõi của những vị sếp đặc biệt

Những giám đốc giỏi nhất có những quan niệm về nơi làm việc, công ty và động lực nhóm về cơ bản là khác biệt với những người bình thường. Hãy xem tại sao họ luôn đúng.

Một vài năm trước, tôi (tác giả bài viết- Geoffrey James) đã phỏng vấn một số CEO thành công nhất trên thế giới để khám phá những bí quyết quản lý của họ. Tôi đã nghiệm ra rằng "những người xuất sắc nhất trong số những vị lãnh đạo ưu tú nhất” thường có tám niềm tin cốt lõi sau:

1. Thương trường là một hệ sinh thái chứ không phải là một chiến trường.

Các sếp thường thường bậc trung thì coi thương trường giống như một cuộc chiến giữa các công ty, cửa hàng và tập đoàn. Họ dựng lên một đội quân hùng hậu để biến đối thủ cạnh tranh thành "kẻ thù” và coi khách hàng như những vùng lãnh thổ cần chinh phục.
Các sếp phi thường coi thương trường là một môi trường cộng sinh trong đó chỉ có những doanh nghiệp đa dạng nhất mới có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Một cách tự nhiên, họ sẽ tạo ra các đội nhóm dễ dàng thích ứng với các thị trường mới và có thể nhanh chóng tạo dựng mối quan hệ đối tác với công ty khác, khách hàng… và thậm chí cả các đối thủ.

2. Công ty là một cộng đồng chứ không phải là một cỗ máy.

 

Các sếp bình thường thì coi công ty của mình như một cỗ máy còn nhân viên là những người bình thường giữ những nhiệm vụ khiêm tốn. Họ tạo ra những cơ cấu cứng nhắc với những quy tắc cứng nhắc và cố gắng duy trì kiểm soát bằng cách hối thúc và gò ép nhân viên làm theo ý họ.
Các sếp phi thường coi công ty của họ là một tập hợp của những hoài bão, mơ ước và hi vọng cá nhân, và tất cả đều gắn với một mục đích cao hơn. Họ truyền cảm hứng cho các nhân viên để họ cống hiến bản thân mình cho thành công của đồng nghiệp và ở phạm vi rộng hơn là cho cộng đồng, cho công ty.

3. Quản lý là phục vụ chứ không phải là kiểm soát.
Các sếp bình thường thì muốn nhân viên phải làm chính xác những gì họ nói. Họ ý thức cao về bất cứ điều gì có vẻ mang mầm mống của sự không phục tùng và tạo ra môi trường làm việc ngột ngạt trong đó các sáng kiến của cá nhân luôn trong tình trạng bị bóp nghẹt bởi tâm lý "chờ xem ý kiến sếp thế nào”.
Các sếp phi thường đặt ra một đường hướng chung và tự cam kết với chính bản thân mình sẽ giành được các nguồn lực mà nhân viên cần để có thể hoàn thành công việc của họ. Họ trao quyền quyết định cho cấp dưới, cho phép các nhóm tự lập nên các quy tắc của riêng họ và chỉ can thiệp trong trường hợp khẩn cấp.

4. Nhân viên là đồng đẳng chứ không phải là con cái của tôi.
Các sếp bình thường coi nhân viên là những người dưới quyền, những người còn non nớt, không thể tin cậy nếu không đặt họ dưới sự giám sát của một đốc công quân phiệt. Nhân viên nắm được thái độ đó sẽ chỉ dồn công sức giả bộ chăm chỉ bận rộn trước mặt sếp còn sau lưng sếp họ sẽ làm những gì mình thích.
Các sếp phi thường sẽ đối xử với các nhân viên như thể họ là người quan trọng nhất công ty. Vị trí nào cũng được mong đợi sẽ làm xuất sắc từ bộ phận bốc dỡ hàng cho tới ban giám đốc. Kết quả là nhân viên thuộc tất cả các cấp đều nắm quyền quyết định số phận của chính họ.

5. Động lực đến từ tầm nhìn chứ không phải từ nỗi sợ hãi.

 

Các sếp bình thường coi sự e sợ- sợ bị sa thải, sợ bị nhạo báng, mất đặc quyền – là phương cách chủ yếu để tạo động cho mọi người. Kết quả là lãnh đạo và nhân viên đều bị tê liệt và không thể tạo ra được những quyết định mạo hiểm.
Các sếp phi thường truyền cảm hứng cho mọi người để nhìn tới một tương lai tốt đẹp hơn và tương lai đó sẽ có phần của họ trong đó. Kết quả là, các nhân viên làm việc chăm chỉ hơn vì họ tin tưởng vào mục đích của công ty, thực sự thích công việc họ đang làm và (tất nhiên) họ biết họ sẽ được thưởng công xứng đáng.

6. Thay đổi là phát triển chứ không phải là đau đớn.
Các sếp bình thường sẽ thấy sự thay đổi là rất phức tạp và nhiều nguy cơ đe dọa, đó là việc chỉ có thể xảy ra khi công ty đang trong tình thế tuyệt vọng. Họ sẽ không thay đổi trừ khi mọi việc đã quá muộn.
Các sếp phi thường sẽ thấy thay đổi là một phần tất yếu của cuộc sống. Vì họ thay đổi không phải vì quyền lợi của riêng họ, họ biết rằng chỉ có thể thành công nếu các nhân viên và công ty biết chớp lấy các ý tưởng mới, các cách kinh doanh mới.

7. Công nghệ đem đến khả năng chế ngự chứ không phải sự tự động hóa.
Các sếp bình thường tin tưởng triệt để vào quan điểm cho rằng công nghệ trước tiên là một cách để củng cố quyền quản lý và gia tăng tính dự đoán. Họ cài đặt các hệ thống máy tính để làm thui chột nhân tính và sự phản kháng của nhân viên. Các sếp phi thường coi công nghệ là một cách giải phóng con người , để họ trở nên sáng tạo và tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp hơn. Họ trang bị các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng (toàn những thứ mà mọi người đều muốn dùng) cho văn phòng công ty.

8. Làm việc phải vui vẻ chứ không mệt nhọc.
Các sếp bình thường có ý niệm rằng công việc là một mối họa cần thiết. Họ trông chờ nhân viên của mình ghét phải làm việc, và do đó một cách vô thức họ sẽ tự coi mình là những kẻ đàn áp và nhân viên là nạn nhân. Và mọi người sẽ xử sự tương ứng với vai trò đó.
Các sếp phi thường coi công việc vốn dĩ là một điều thú vị và tin rằng công việc quan trọng nhất mà người quản lý nên làm là hãy giao cho mọi người những công việc có thể thực sự khiến họ hạnh phúc.

(Nguồn Học làm giàu)

Bài viết liên quan
  • Share uid - Tệp danh sách uid 10.000 CEO tại Hồ Chí Minh
  • 5 kỹ năng thành thạo của những CEO thành công
  • 10 lời khuyên dành cho những người lần đầu làm CEO
  • [Infographic] 6 lời khuyên khởi nghiệp của CEO Facebook
  • Jack Ma:"35 tuổi mà còn nghèo, đấy là tại bạn!"
  • 5 kỹ năng thành thạo của những CEO thành công