Bên cạnh các kênh đầu tư an toàn tiền bạc: Bất động sản, mua vàng, ngoại tệ, chứng khoán, kim cương, bảo hiểm... thì thực sự Nên đầu tư thêm 1 kênh đó là: gửi tiết kiệm ngân hàng.
Do tính thanh khoản cao nhất nên dù chưa thực sự hấp dẫn về lợi nhuận (so với kênh đầu tư khác và so với lạm phát) thì gửi tiết kiệm ngân hàng vẫn là 1 giải pháp quan trọng, còn hơn chôn 1 chỗ để nó mất giá mà ko lãi xu nào.
Và 1 trong những "bí mật" hấp dẫn nhất của gửi tiết kiệm chính là: Lãi suất kép.
Vậy lãi suất kép là gì?
Các bạn có thể Google, rất chi tiết, tạm hiểu là: lãi suất cộng dồn 2 lần khi tiền lãi theo năm( tháng) cộng dồn vào tiền gốc với tỷ lệ % lãi gốc. Ví dụ: khi bạn gửi tiết kiệm 1 tỷ với lãi suất 7.2%/ năm thì năm sau 2018 bạn có 72tr tiền lãi nhưng ko rút ra mà cộng luôn vào gốc tức 1072tr và đến 2019 nó sẽ là 1072 + (1072 x 0,072) = 1,149,184,000 đồng...
Câu hỏi đặt ra tiếp: Với lãi suất kép thì bao giờ số tiền gửi được nhân đôi? Ví dụ: Gửi 1 tỷ thì bao giờ nó thành 2 tỷ?
Trả lời: giới ngân hàng có cách tính rất nhanh, đó là bí mật con số 72. Chỉ cần lấy 72 chia cho phần trăm lãi suất là ra số năm
Ví dụ ở các ngân hàng phía dưới (tham khảo thebank.vn), thấy ngay để 1 tỷ phình ra thành 2 tỷ, nhận lãi cuối kỳ thì:
- VIB và VP Bank: 72: 7,1 = 10,14 năm.
- MB và Đông Á: 72: 7.2 = 10 năm.
- SCB là: 72: 7,5 = 9,6 năm.
- NCB: 7,2: 7,6 = 9,373 năm.
(Tất nhiên cũng nên nhìn Uy tín của ngân hàng, và tất nhiên gửi 2 năm trở lên thì lãi suất còn cao hơn)
Và giờ là 1 câu hỏi trọng tâm:
- Đúng năm 30 tuổi bạn gửi tiết kiệm 1 tỷ vào ngân hàng, vì sợ câc rủi ro (đổi tiền chẳng hạn) nên bạn chỉ gửi thời hạn 1 năm với lãi suất 7,2%, giả sử lãi suất đều đặn khoảng 7,2% thì đúng năm 60 tuổi bạn có bao nhiêu tiền?
- Quá dễ để trả lời đúng ko? 72: 7,2 = 10. Năm 40 tuổi bạn có gấp đôi là 2 tỷ, năm 50 tuổi bạn có 4 tỷ và đúng 60 tuổi bạn có 8 tỷ . Lĩnh 8 tỷ về hưu cũng được đấy chứ, còn hơn là để cho mọt ăn ở nhà và nó vẫn là 1 tỷ :)))). Có thể 30 năm nữa 8 tỷ ko to, nhưng sau đó mỗi năm nó lãi cho 576tr, tức mỗi tháng có 48 triệu, chắc đủ chúng ta ăn chơi "tằn tiện" khi về hưu nhỉ (chưa kể lương hưu và các nguồn thu khác).
Các ứng dụng khác của lãi suất kép:
- Có thể gửi thời hạn trên 2 năm để hưởng mức lãi suất cao hơn.
- Nhưng đừng dồn hết tiền vào tiết kiệm ngân hàng vì nguy cơ "đổi tiền" vẫn có thể xảy ra. Nên đa đạng vào bất động sản, vàng, chứng, ngoại tệ, đầu tư kinh doanh, bảo hiểm, mua kim cương...
- Ứng dụng khủng khiếp thực sự của Lãi suất kép chính là...cho vay nặng lãi (hay còn gọi là Làm Tiền). Giả sử yêu nhau nhất xã hội vay tín chấp, thế chấp 100 trieu mức 1000 đồng/ 1 triệu/ 1 ngày/ 1 tháng (ko phải 1 năm) thì 1 tháng mức lãi suất là 1000x 30/ 1 triệu = 3%, tức chỉ 72: 3 = 24 tháng = 2 năm là số tiền cả gốc và lãi là 200tr. Nếu vay thế chấp nhà 1 tỷ thì sau 2 năm nó là 2 tỷ, sau 2 năm sau là 4 tỷ, còn với lãi suất ngân hàng thì ở trên ta tính òi, 1 tỷ thành 4 tỷ cần 20 năm, chứ ko phải 4 năm như trên ( mà mức 3%/ tháng là giá ko tưởng). Do mức lãi suất kép "khủng khiếp" đến như vậy nên:
- sống còn phải trả gốc và lãi hết dưới 1 năm.
- chả mấy ai đi vay nóng thế chấp làm được thế nên tỷ lệ bay nhà bay xe thế chấp rất là cao.
- tỷ lệ trốn nợ, bùng nhiều (tín chấp)
- vì quá hấp dẫn nên có nhiều người nhảy vào nghề này.
....
OK, giờ còn bạn thì sao?
Có thêm ý tưởng nào loé lên chưa? kiểu như khi sắp đẻ con làm xừ cái sổ tk 500tr và đúng năm nó 18 tuổi chuẩn bị du học thì bỗng dưng nó có 1,75 tỷ ý hoặc đại loại cái gì như thế, hơn thế
Nguồn: https://www.facebook.com/brolinh/posts/882597458546103?hc_location=ufi