fbplus.net

Công thức để xác định target mọi ngành hàng sản phẩm

1. Xác định chân dung khách hàng tiềm năng

6 đề mục để xác định chân dung khách hàng
- Xác định độ tuổi của khách hàng
- Xác định giới tính của khách hàng
- Xác định nơi chốn của khách hàng
- Xác định nghề nghiệp của khách hàng
- Xác định sở thích của khách hàng
- Xác định hành vi của khách hàng

Cách đề xác định chân dung khách hàng

- Bước 1: Hiểu rõ về 6 đề mục
- Bước 2: Tự đặt ra các câu hỏi vì sao
- Bước 3: Trả lời các câu hỏi
- Bước 4: Đúc kết lại các câu trả lời và đưa ra xác định đúng

Các câu hỏi gợi ý:
- Ai sẽ là khách hàng của mình?
- Ai sẽ mua hàng của mình?
- Khách hàng ở độ tuổi bao nhiêu thì hay mua hàng?
- Khách hàng làm ngành nghề gì thì mua hàng?
- Ngoài mua sản phẩm của mình họ còn mua gì nữa không?
- Thời điểm mà họ mua hàng là khi nào?
- Khách hàng là nữ hay nam thì mua hàng?
- Ai sẽ là người đặt đơn hàng đầu tiên?
- Khách hàng của mình đang ở đâu?
- Khách hàng của mình họ thích gì nhỉ?
- Họ hay mua hàng qua kênh nào ta?
- Họ là người giàu, nghèo hay như thế nào nhỉ?

BÀI TẬP THỰC HÀNH: Kinh doanh đồ ăn vặt
- Độ tuổi của khách hàng là bao nhiêu: 16 – 28
- Giới tính của khách hàng là gì: Chắc hẳn là nữ rồi, nhưng không vì thế mà nam lại không mua hàng hoặc sử dụng, tỉ lệ theo tôi nghĩ đó là 80% nữ – 20% nam
- Họ sống ở đâu ấy nhỉ: ở HCM, nhưng có thể mở rộng ra các đối tượng ở tỉnh nếu có ship…
- Họ làm nghề gì ta: độ tuổi khoảng đó thì tập trung: học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng.
- Họ thích cái gì nhỉ: tất nhiên là thích ăn uống rồi, đồ ăn vặt, mua sắm, thời trang… đó là những sở thích chung chung.
- Họ có hành vi như thế nào: học sinh, sinh viên thì hành vi sẽ hơi khác dân văn phòng, nhưng có điểm chung là thích ăn vặt, vì thế họ có hành vi theo dõi, thích các trang về đồ ăn, reiview…nói chung là liên quan đến ăn uống, ăn mặc.

2. Xác định sở thích, hành vi của khách hàng trên mạng xã hội

4 đề mục để xác định hành vi của khách hàng
- Phân tích tệp khách dựa vào độ tuổi
- Phân tích từ các sản phẩm, mặt hàng tương tự
- Đặt mình là khách hàng để hiểu họ hơn
- Đưa ra câu kết luận ở mức tương đối

Các câu hỏi gợi ý để xác định hành vi:
- Khách hàng mình là ai thế nhỉ?
- Khách hàng mình họ làm ngành nghề gì?
- Những nơi nào có thể tìm kiếm họ?
- Họ cần những cái gì nhỉ?
- Điều họ muốn biết, hay họ quan tâm tới gì?
- Có chỗ nào mà tập trung nhiều khách hàng của mình không?
- Họ tìm kiếm những điều gì?
- Họ đang gặp khó khăn gì?
- Làm sao để tìm kiếm họ?
- Họ có hay mua hàng ở trên này không?
- Họ hay tương tác, thích hay checkin ở đâu?
- Họ có thường mua hàng ở đây không? Xu hướng như thế nào nhỉ?

BÀI TẬP THỰC HÀNH: Khách hàng của “Dịch Vụ Facebook” là ai?
- Phát sinh từ nhu cầu mà ra khách hàng, vì thế đơn giản thôi ai có nhu cầu thì người đó chính là khách hàng của mình.
- Xác định hành vi của khách hàng: khi họ có nhu cầu thì họ đi tìm ở đâu, họ liên hệ ai, kênh họ tìm là kênh nào?
- Xác định nhân khẩu học của họ: thường thì chủ shop, mẹ bỉm, ca sỹ, nghệ sỹ họ trường có khai báo trên nhân khẩu học: làm gì, ở đâu, quản lý gì, công việc hiện tại… từ đó ứng dụng Graph Search để tìm họ thôi: các từ khóa gợi ý: Chủ Shop, Quản lý, manager, Mỹ phẩm, thời trang, đại lý, sỉ lẻ, cửa hàng, store…hơi khó nhưng tìm hiểu đi nhé, rất thú vị nếu bạn biết cách dùng Graph Search.
- Họ thường ở đâu trên Facebook: người kinh doanh, chủ shop, mẹ bỉm họ thường ở các group có chứa cá từ khoá: cộng đồng, digital marketing, marketing online, mẹ bỉm, marketing, kinh doanh, khởi nghiệp, content marketing, isocial, agengy, freelance… hãy search các từ khoá đó, bạn sẽ có danh sách các nhóm, cộng đồng nơi mà khách hàng tiềm năng của bạn ở đó…
- Xác định khách hàng họ cần gì: tất tần tật mọi thứ mà Dịch Vụ Facebook cung cấp hoặc hỗ trợ, họ cần giải pháp, họ cần những thứ giúp được nhu cầu của họ, giải quyết được vấn đề của họ.

3. Xác định tệp khách hàng tương tự của sản phẩm

Gợi ý 4 đề mục để xác định tệp khách hàng tương tự (dùng để mở rộng thêm khách hàng)
- Xác định rõ chân dung khách hàng (Mục I)
- Xác định rõ hành vi và sở thích của khách hàng (Mục II)
- Xác định các sản phẩm cùng tệp khách hàng
- Dùng công cụ để tìm kiếm thêm (Audience Insights)

BÀI TẬP CỤ THỂ: Khách hàng đã làm website (Khách hàng đang là người kinh doanh)
- Họ hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ: hosting, domain.
- Họ hoàn toàn có thể sử dụng hệ thống CRM.
- Họ hoàn toàn có thể sử dụng phần mềm Marketing.
- Họ hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ Digital Marketing.
- Họ hoàn có có thể sử dụng giải pháp tìm kiếm khách hàng đa kênh.
- Họ hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ design.
- Họ hoàn toàn có thể sử dụng giải pháp SMS.
- Họ hoàn toàn có thể sử dụng giải pháp CSKH.
- Họ hoàn toàn có thể học khoá học online.
- Họ hoàn toàn có thể sử dụng về văn phòng.
- Họ hoàn toàn có thể sử dụng các dịch vụ tuyển dụng.
- Họ hoàn toàn có thể sử dụng… bạn điền thêm nhé.

Theo: Phan Anh Toàn

Bài viết liên quan