Bài báo HAY và ĐÁNG HỌC nhất trong lịch sử của Harvard Business Review: Đâu là giới hạn trong sự nghiệp của bạn?
Thời đại chúng ta đang sống đầy rẫy những cơ hội chưa từng có: Nếu bạn sở hữu tham vọng và không thiếu trí tuệ, thì dù bạn bắt đầu từ đâu, bạn vẫn có thể đi theo con đường mình chọn để vươn tới đỉnh cao sự nghiệp.
Để làm tốt những điều này, trước tiên bạn phải hiểu sâu sắc về bản thân — không chỉ biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mà còn biết cách học hỏi kiến thức mới và làm việc với mọi người khác nhau, đồng thời hiểu giá trị của bạn.
01 · ĐIỂM MẠNH CỦA TÔI LÀ GÌ?
Hầu hết mọi người nghĩ rằng họ biết những gì họ giỏi. Thực tế thì không phải vậy, thường thì mọi người chỉ biết những gì họ không giỏi.
Tuy nhiên, nếu một người muốn tạo ra sự khác biệt, họ chỉ có thể dựa vào thế mạnh của bản thân, và nếu họ lao vào công việc mà mình không giỏi thì sẽ khó lòng trụ vững, chứ chưa nói đến thành công.
Cách duy nhất để khám phá điểm mạnh của bạn là thông qua Phân tích phản hồi.
- Viết ra những mục tiêu bạn mong đạt được
- Kiểm tra lại kết quả sau 9 - 12 tháng
- Xây dựng điểm mạnh
Chỉ cần kiên trì sử dụng phương pháp đơn giản này, chúng ta có thể phát hiện ra điểm mạnh của mình trong một khoảng thời gian tương đối (có thể mất tới 2 hoặc 3 năm). Cùng với đó, bạn sẽ có thể biết những gì bạn đang làm (hoặc không làm) sẽ ngăn cản quá trình phát triển bản thân như thế nào.
Từ đó, hãy tập trung vào điểm mạnh và đặt mình vào một không gian cho phép bạn tận dụng và tối ưu chúng.
Thứ hai, củng cố thế mạnh của bạn. Phân tích phản hồi sẽ nhanh chóng cho bạn thấy điểm nào cần cải thiện hoặc học hỏi thêm kỹ năng mới. Nó cũng sẽ cho bạn thấy những lỗ hổng về kiến thức - những lỗ hổng này thường có thể được lấp đầy.
Thứ ba, khám phá và vượt qua mọi định kiến và sự ngu dốt gây ra bởi tính kiêu ngạo. Quá nhiều người cho rằng đầu óc thông minh có thể thay thế kiến thức, hoặc có xu hướng gạt bỏ những thường thức trong lĩnh vực khác.
Một điểm khác không kém phần quan trọng - hãy sửa những thói quen xấu ảnh hưởng đến hiệu quả và hiệu suất công việc của bạn. Khi một người lập kế hoạch và cuối cùng đi đến thất bại, anh ta sẽ luôn cho rằng nguyên nhân không nằm ở kế hoạch, mà do mình không thực hiện kế hoạch đến cùng.
02. PHƯƠNG THỨC LÀM VIỆC VÀ HỌC TẬP CỦA TÔI NHƯ THẾ NÀO?
Giống như điểm mạnh, phương thức làm việc và học tập của một người cũng là giá trị đã được hình thành từ rất lâu trước khi một người bước vào nơi làm việc. Về cơ bản, nó được cố định, có thể điều chỉnh một chút nhưng không thể thay đổi hoàn toàn. Và mọi người có thể dễ dàng đạt được kết quả tốt nhất khi họ áp dụng theo phương thức thích hợp nhất với bản thân.
Để làm được điều đó, hãy nhớ 3 điều:
- Đừng cố thay đổi bản thân
- Cải thiện phương thức mình làm tốt
- Tránh những phương thức mình làm không tốt
03. GIÁ TRỊ CỦA TÔI LÀ GÌ?
Để có thể quản lý bản thân, câu hỏi cuối cùng bạn phải hỏi là: Giá trị của tôi là gì?
Bạn sẽ làm rõ điều này thông qua “thử nghiệm gương”. Đầu tiên, hãy đứng trước gương. Sau đó tự hỏi mình: Bạn muốn trông thấy bản thân như thế nào trong gương?
Nếu hệ thống giá trị của bản thân không được chính mình chấp nhận hoặc không tương thích, họ sẽ cảm thấy thất vọng và làm việc không hiệu quả.
Phong cách làm việc của một người và điểm mạnh của anh ta hiếm khi xung đột, ngược lại, cả hai có thể bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, giá trị đôi khi lại mâu thuẫn với điểm mạnh.
Một người làm tốt thậm chí có thể được cho là rất tốt và rất thành công trong một khía cạnh nào đó - nhưng điều đó lại khiến anh ta bài xích. Trong trường hợp này, sự nghiệp hiện tại dường như không xứng đáng để nỗ lực cả đời.
(st)