Do áp lực cạnh tranh mạnh mẽ, thị trường bán lẻ là môi trường khó khăn để các nhà sản xuất thích nghi và vượt lên trước đối thủ, đó là lý do mô hình D2C ra đời. D2C được hiểu là việc liên hệ trực tiếp, thông suốt, không bị gián đoạn giữa các nhà bán lẻ và khách hàng của họ. Nhiều thương hiệu trong các lĩnh vực khác nhau như Nike và startup thành công Glossier đang sử dụng phương pháp này. Hãy xem thử lý do vì sao nhé!
1. Doanh nghiệp muốn giữ mối liên hệ mật thiết với khách hàng và quản lý dữ liệu chặt chẽ hơn nữa
Giữ quan hệ chặt chẽ với khách hàng là điều thiết yếu. Một trong những đặc điểm hấp dẫn nhất đối với các thương hiệu là mô hình D2C giúp quá trình thu thập dữ liệu của người dùng trở nên dễ dàng và thông suốt hơn. Tại sao chúng ta nên chú ý đến thu thập dữ liệu? Khi bạn càng biết nhiều về đối tượng mục tiêu của mình, bạn càng nhận được phản hồi tốt hơn, bạn càng có thể cải thiện quy trình của mình. Khách hàng của bạn sẽ càng hài lòng, bạn sẽ có được nhiều lời truyền miệng tích cực hơn.
Và tại sao không sử dụng một mũi tên trúng hai mục đích? Giữ khách hàng của bạn gần gũi và gắn kết với họ sẽ không chỉ giúp bạn tìm hiểu thêm về họ, mà còn khiến họ tìm hiểu thêm về thương hiệu của bạn và những gì thương hiệu đại diện. Đó là một cuộc chơi mà đôi bên cùng có lợi – “win-win”.
2. Doanh nghiệp muốn kiểm soát hoàn toàn trải nghiệm khách hàng (CX)
Tầm quan trọng của trải nghiệm khách hàng không còn là bí mật trong thời đại ngày nay. Sự mong đợi của khách hàng luôn ở mức cao. Với vai trò là một doanh nghiệp, bạn thực sự cần phải chiếm lấy lòng trung thành của khách hàng đó. Hành trình của khách hàng thường là một mê cung với vô số điểm tiếp xúc, và sự hài lòng của khách hàng phụ thuộc rất lớn vào trải nghiệm mua hàng tích cực, trơn tru từ đầu đến cuối. Đây là lý do tại sao trải nghiệm khách hàng là chìa khóa hàng đầu cho sự phát triển.
3. Doanh nghiệp muốn kể câu chuyện của chính họ
Hành vi của người tiêu dùng chắc chắn đã biến đổi qua hàng thập kỷ.
Khách hàng cởi mở hơn để thử các thương hiệu mới, các khái niệm mới và phản ứng nhanh hơn với những thứ như “giá trị thương hiệu” (brand ethics). Bây giờ là thời điểm hoàn hảo để kể câu chuyện thương hiệu của bạn và thể hiện giá trị của bạn nổi bật giữa đám đông. Nếu như có toàn quyền kiểm soát thương hiệu cùng với sự hiểu biết về khách hàng thì đây chắc chắn là cơ hội tuyệt vời để các thương hiệu hình dung, thiết kế và thực hiện các cách bán sản phẩm độc lập, được tiêu chuẩn hóa, đúng cách, đúng người.
Nổi bật giữa đám đông bằng cách tập trung vào trải nghiệm khách hàng của bạn – và đặt mình vào vị trí khách hàng để thấu hiểu. Điều quan trọng là tạo nên những trải nghiệm để xây dựng một thương hiệu minh bạch, đồng cảm, chạm tới cảm xúc của khách hàng.
10 DOANH NGHIỆP ĐIỂN HÌNH CHO THÀNH CÔNG CỦA MÔ HÌNH D2C
1. Warby Parker
Thương hiệu Mỹ này đã thay đổi cuộc chơi trong ngành công nghiệp riêng của mình. Các công ty như VisionExpress, Boots Optologists và Specsavers chiếm lĩnh thị trường trong nhiều năm. Họ không làm gì hơn là bán sản phẩm (khung kính) cho các công ty khác. Được thành lập vào năm 2010, Warby Parker đã khiến việc mua kính online trở nên khả thi và thực sự tiện lợi. Cho đến tận bây giờ, nó vẫn là tiêu chuẩn vàng cho các thương hiệu bán sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng.
2. Reformation
Không có gì là khó hiểu khi ngành công nghiệp thời trang là một trong những lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt nhất ngoài kia. Rất khó khăn để tìm được chỗ đứng riêng của bạn. Reformation – thương hiệu quần áo phụ nữ Mỹ đã tìm thấy lối thoát khỏi mớ hỗn độn này. Họ tìm ra một ngách bán hàng độc đáo hoàn toàn mới.
Các sản phẩm của Reformation được làm từ vật liệu hữu cơ hoặc tái chế. Chúng được phân phối trong bao bì chắc chắn, phong cách quần áo hiện đại và thời trang. Kết quả là thương hiệu này đã có được lượng tín đồ khổng lồ, nhờ vào các giá trị mà nó đại diện.
3. Me Undies
Là một thương hiệu D2C, MeUndies đa dạng hóa nhóm mục tiêu của mình bằng cách cung cấp hai loại mua hàng. Một cửa hàng trực tuyến thường xuyên và một dịch vụ thuê bao.
Đó là một ví dụ tuyệt vời để thử nghiệm các sản phẩm mới nhờ vào tính linh hoạt của mô hình D2C. MeUndies có thể cung cấp cho các subscribers thiết kế mới, và dựa trên phản hồi từ khách hàng, họ quyết định sản phẩm mới nào sẽ được hiển thị sớm trong cửa hàng trực tuyến. Ngoài ra, cách tiếp cận song song cũng mở rộng các cơ hội marketing cho doanh nghiệp.
4. Nanit
Sản phẩm của Nanit theo dõi chu kỳ giấc ngủ của em bé để cho bố mẹ yên tâm làm các “công việc của người lớn”. Rõ ràng đây là một lợi ích khiến Nanit trở thành một thương hiệu D2C thành công.
Một thiết bị theo dõi giấc ngủ của em bé là một sản phẩm đặc biệt dễ dàng đưa ra thị trường. Do nền tảng công nghệ, các truy vấn tìm kiếm của nó có thể khó dự đoán. Và thiết bị này được buôn may bán đắt trong các siêu thị lớn hơn.
Nanit đã chứng minh rằng đây là một phân khúc rất hiệu quả có thể áp dụng cách tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng. Với nguồn vốn 30 triệu đô la, công ty đã tạo ra một sản phẩm chất lượng, được hỗ trợ bởi công nghệ tiên tiến.
Công ty sản xuất sản phẩm đồng thời đảm bảo để hướng dẫn khách hàng của họ. Nanit chiến thắng bằng cách kết hợp dịch vụ được cá nhân hóa với một sản phẩm chủ lực trong một thời gian dài.
5. HIM
HIMS là một ví dụ cho thiết kế bao bì tuyệt hảo, đồng thời là một trong những thương hiệu D2C tốt nhất trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. HIMS là sản phẩm dành riêng cho các vấn đề của nam giới – hói đầu, kích ứng da và thậm chí rối loạn cương dương. Tất cả đều cung cấp trực tiếp và được đóng gói trong một thẩm mỹ tối giản. Từ quan điểm D2C, HIMS là một ví dụ về “killer branding”.
Công ty này sử dụng thiết kế đẹp và tối giản. Hơn nữa, cách tiếp cận nhẹ nhàng đối với các vấn đề nhạy cảm và thường không thoải mái đối với mọi người. Là một thương hiệu D2C, HIMS muốn trở thành chuyên gia tư vấn để trao đổi và hỗ trợ thực sự – chứ không chỉ là người bán sản phẩm.
6. Chubbies
Chubbies là một công ty bán quần dài và quần bơi online. Khách hàng của Chubbies được miễn phí vận chuyển, và chiến lược giảm giá theo nhóm là điều làm cho Chubbies trở nên độc đáo. Mua quần với số lượng lớn, trị giá trên 500 đô la, sẽ được giảm giá.
Chubbies gợi ý rằng sản phẩm của họ là thứ bắt buộc phải có cho các bữa tiệc, công việc hoặc thậm chí là các nhóm quân sự (với mức giảm giá đặc biệt cho quân đội Mỹ).
7. Dollar Shave Club
Những ý tưởng đơn giản nhất thường là tốt nhất.
Dollar Shave Club gửi cho bạn một bộ dụng cụ cạo râu cá nhân. Một dao cạo râu, kem và mỹ phẩm sau khi cạo râu – trọn bộ sản phẩm mà bạn cần. Hẳn là bạn sẽ cảm kích ngày này qua ngày khác đúng không? Chỉ một vài điều đơn giản (mua dao cạo râu và kem cạo râu) đã biến thành một thương hiệu trị giá hàng triệu đô la.
8. Casper
Lần cuối bạn đã mua nệm ở đâu? Nếu bạn ở Châu u, có lẽ nó đã được mua ở IKEA.Thương hiệu D2C thay thế bây giờ là Casper. Công ty được thành lập như một chuyên gia về nệm, biến sản phẩm của mình thành một biểu tượng của sự thoải mái, cao cấp và lối sống hiện đại.
9. Away
Thế giới thu nhỏ lại trong chớp mắt. Các hãng hàng không giá rẻ đã giúp mọi người đều có thể bay. Giờ đây, sự tăng trưởng của ngành du lịch không hề tệ, nhờ những điểm đến mới nổi.
Điều này tạo ra một cơ hội hoàn hảo cho một công ty như Away vươn lên. Away bán túi du lịch cá nhân và vali. Công ty cho phép khách hàng dùng thử bất kỳ chiếc vali nào trong 100 ngày. Sau đó, họ sẽ cung cấp bảo hành trọn đời cho mỗi sản phẩm.
Không cần cắt giảm lợi nhuận, Away có thể dễ dàng nâng sản phẩm của mình lên tầm cao mới.
10. Ritual
Sức khỏe trở thành một xu hướng khác thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp D2C. Bằng chứng là khoản tài trợ hơn 100 triệu đô la kể từ khi ra mắt vào năm 2014. Công ty hoạt động như một dịch vụ thuê bao, và tự sản xuất tất cả các sản phẩm của mình.
Nguồn: gigan.vn