Đối với startup, gọi vốn thành công được coi là một trong những mục tiêu quan trọng, giúp doanh nghiệp/dự án của mình có được nguồn lực để phát triển. Tuy nhiên, sau khi gọi vốn thành công, quyền sở hữu của các bên sẽ được xác định lại.
Khi nhà đầu tư quyết định rót tiền cho startup, họ sẽ nhận được quyền lợi trong công ty startup đó dưới dạng cổ phần và số cổ phần này được chuyển thành tiền mặt khi công ty đó được mua lại hoặc trở thành công ty đại chúng (IPO). Để tìm hiểu về vấn đề này, cần làm rõ một số khái niệm sau:
-
- Số tiền thanh khoản (Liquidation:): Đây là số tiền mà startup sẽ phải trả lại cho nhà đầu tư sau này. Điều này sẽ được thỏa thuận trong hợp đồng giữa startup và nhà đầu tư. Thông thường nhà đầu tư sẽ nhận lại gấp 2 lần số tiền đã đầu tư (x2), tuy nhiên, con số này có thể là x1 hoặc x3 phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể
-
- Quyền tham gia chia cổ phần sau khi đã thoái vốn (Participating): Nhà đầu tư sẽ có quyền có cổ phần sau khi đã thoái vốn, điều này nằm trong thỏa thuận giữa các bên.
-
- Tỷ lệ cố phần (Shares): Tỷ lệ % cổ phần được chia cho nhà đầu tư
Để trả lời câu hỏi Quyền sở hữu công ty phân chia như thế nào khi được đầu tư và điều gì xảy ra khi công ty đó đươc mua lại hoặc IPO, có thể xét một ví dụ cụ thể sau:
Giả sử, công ty X gọi vốn 2 vòng, series A và series B với các thông tin như sau:
Series A:
Nhà đầu tư A đầu tư số tiền: 1.000.000 USD , Thanh khoản: 1x, Cổ phần của nhà đầu tư : 30%, Nhà đầu tư được quyền tham gia chia cổ phần sau khi đã thoái vốn
Vậy sau khi gọi vốn serie A, Founder của X sẽ chỉ còn còn 70% cổ phần công ty.
Series B:
Nhà đầu tư B đầu tư Số tiền: 5.000.000 USD, Thanh khoản: 1x, Cổ phần của nhà đầu tư : 30%, Nhà đầu tư được quyền tham gia chia cổ phần sau khi đã thoái vốn
Lưu ý: Cổ phần chia cho NĐT B vòng này được lấy từ 70% cổ phần còn lại của Founder, vì 30% của nhà đầu tư series A phải được giữ nguyên. Vậy sau series B, số cổ phần của các bên như sau:
-
Founder: còn 70% / 100 x 70 = 49% cổ phần.
-
NĐT A: 30% cổ phần
-
NĐT B: 21% cổ phần
Sau 5 năm hoạt động, công ty X được mua lại với giá 20.000.000 USD. Nếu tỷ lệ cổ phần được giữ nguyên thì số tiền mà mỗi bên nhận được sẽ như sau:
-Nhà đầu tư series A lấy tiền trước: Do thanh khoản là 1x, nên họ lấy 1.000.000 USD
- Nhà đầu tư series B lấy tiếp: Do thanh khoản là 1x, nên họ lấy 5.000.000$
Số tiền còn lại sẽ là 14.000.000$
Do cả hai đều có quyền tham gia chia cổ phần sau khi đã thoái vốn (Participating), nên khoản 14.000.000$ còn lại được chia theo tỉ lệ như đã thoả thuận. Nhà đầu tư series A lấy 30%, nhà đầu tư series B lấy tiếp 21%, cuối cùng là 49% còn lại cho nhà sáng lập: 6.860.000 USD (trước thuế). Nếu trong công ty có thỏa thuận chia sẻ cổ phần cho nhân viên hoặc có nhiều founder thì số tiền đó lại được chia tiếp theo đúng tỷ lệ cổ phần của những thành viên đó.
Đối với những công ty phải thực hiện nhiều lần gọi vốn thì quy trình lại được tiếp tục giống như những vòng gọi vốn trước đó. Các thông tin chi tiết trong hợp đồng cũng như thỏa thuận giữa nhà đầu tư và startup sẽ khác nhau tùy vào từng dự án cụ thể. Tuy nhiên, qua phân tích trên, startup sẽ có cái nhìn tương đối chính xác về việc phân chia quyền sở hữu của công ty khi nhận đầu tư, qua đó có kế hoạch cụ thể mỗi khi gọi vốn vì điều này có thể ảnh hưởng rất nhiều đến hướng phát triển của công ty lẫn quyền sở hữu, chia chác lợi nhuận sau này.
Theo ictnews.vn