fbplus.net

Thực lực của bạn ra sao, người khác nhìn bạn bằng sắc mặt như vậy

1. Thực lực bạn ra sao, người khác nhìn bạn với sắc mặt như vậy Một nhà văn trẻ tên M. khi mới lập tài khoản blog cá nhân trên mạng xã hội đã gửi lời mời kết bạn với một nhà văn khác có hơn 20000 người theo dõi, trong khi M. khi đó chỉ có khoảng chục độc giả quan tâm.

Không ngờ, sau khi quen biết, đối phương chỉ xem M. như một fan hâm mộ, đối xử với cô rất có khoảng cách.
Chuyện này khiến M. cảm thấy khá tổn thương, cô quyết tâm phải tạo ra được thành tích.
Sau này, tác phẩm của M. được rất nhiều người biết tới, lượng truy cập, lượng độc giả tăng lên nhanh chóng.
Đúng lúc này, đối phương lại chủ động tìm tới M., nói chuyện với nhau nhiều hơn, cô phát hiện đối phương cũng không phải kiểu người xem thường người khác, cứ như vậy, hai người trở thành bạn bè.
Vậy như ng ban đầu, vì sao đối phương lại lạnh nhạt với M. như vậy?
Thực ra nguyên nhân rất đơn giản:
Khi bạn chỉ là một người không có tiếng tăm, người khác không hiểu tính cách của bạn, cũng không biết thực lực của bạn, vì sao phải quen biết với bạn?
Ai ai cũng đều rất bận rộn cả, không thể nào ai gửi lời mời kết bạn, chúng ta cũng có thể thành bạn bè được.
Bạn có thực lực ra sao, người ta sẽ đối xử với bạn bằng sắc mặt như vậy.
Bạn có thực lực ra sao, người khác sẽ dùng thái độ tương ứng để giao tiếp với bạn.
 
2. "Giá trị lợi dụng" của bạn, quyết định các mối quan hệ có ích của bạn
Trên mạng có một câu hỏi rằng: "Người trẻ làm thế nào để tích lũy các mối quan hệ xã hội?"
Có một câu trả lời nhận được rất nhiều lượt like rằng: "Nâng cao giá trị lợi dụng của bản thân."
Nghe thì có vẻ rất trần trụi, nhưng đó là thực tế, nó bộc lộ bản chất giữa các mối quan hệ xã giao – sự trao đổi giá trị.
Khi bạn có đủ "giá trị lợi dụng", người khác mới sẵn lòng giúp đỡ bạn, qua lại với bạn.
Nhà xã hội học Hosman từng nói: "Bất cứ mối quan hệ xã giao nào, bản chất thực ra đều chỉ là quan hệ trao đổi."
Giá trị của bạn càng lớn, bên cạnh bạn càng nhiều bạn bè, nhiều mối quan hệ.
Thế giới của người trưởng thành các tầng vòng tròn, và cách ngắn nhất để vượt qua các tầng vòng tròn là không ngừng định hình giá trị của bản thân.
 
3. Dừng ngay các mối quan hệ vô bổ, nỗ lực trang bị cho bản thân
Tôi có một đồng nghiệp, vô cùng năng nổ và giỏi xã giao.
Cuối tuần nào cũng đi off với một hội nhóm nào đó, danh thiếp phát đi cứ phải cả tá.
Mỗi một lần vào một hội nhóm nào đó trên mạng xã hội, là lại kết được một đống bạn.
Bạn bè trên mạng xã hội kết đầy ắp, cậu ấy thấy mình vô cùng tài giỏi, có một mạng lưới quan hệ vô cùng rộng rãi.
Cho tới khi bệnh dịch bùng phát, cậu ấy lâm vào cảnh khó khăn kinh tế, lúc này mới ráo riết đi tìm "anh em tốt" vay tiền, nhưng hầu như ai cũng kiếm cớ từ chối.
Cậu ấy nhờ một vài người mình cho là bạn tốt giúp giới thiệu công việc, nhưng tin nhắn gửi sang, người ta chỉ đọc chứ không trả lời.
Đến lúc này, cậu ấy mới hiểu, thì ra các mối quan hệ mà cậu ấy tích lũy, đều chỉ là vô ích.
Quan hệ xã hội, không phải là bạn có bao nhiêu bạn bè trên mạng xã hội, nếu bạn không có giá trị, những người bạn tốt này cũng chỉ đơn giản là một tài khoản mà thôi.
Bạn là ai, bạn mới gặp được ai.
Khi bạn vẫn chưa đủ ưu tú, thay vì nghĩ trăm ngàn cách để mở rộng quan hệ xã hội, chi bằng dành thời gian để mài dũa, rèn luyện bản thân, đây mới là công cuộc đầu tư mang lại giá trị vĩnh hằng.
Chou Zuoluo, một tác giả nổi tiếng trong lĩnh vực truyền thông mới của Trung Quốc đã dùng chính câu chuyện của mình để minh chứng cho đạo lý trên.
Khi mới bắt đầu, Zuoluo đấu thầu thành công một dự án, anh ngay lập tức tìm sự giúp đỡ từ A, một người giỏi top đầu trong ngành mà anh đã làm quen được trước đó.
Anh rất nghiêm túc viết lại tình hình cả mình và gửi tin nhắn cho A, đợi A trả lời.
Một tiếng chưa trả lời, 3 tiếng chưa trả lời, hai ngày trôi qua, cũng vẫn không có hồi âm.
Sau chuyện này, Zuoluo hiểu ra một điều rằng: "Mình chỉ là một biên tập viên nhỏ vô danh, người ta không để ý tới mình cũng là bình thường, chuyện này cũng đâu có ý nghĩa gì với anh ta, chỉ quan trọng với mình. Mình làm gì có thứ mà họ cần."
Chỉ khi bản thân trở nên ưu tú, mới giải quyết được mọi vấn đề.
Sau sự việc, Zuoluo lao đầu vào viết lách, nghiên cứu, học hỏi, mài dũa kĩ năng. Cuối cùng sau 3 tháng vào nghề, những bài viết của cậu trở nên phổ biến, lượng độc giả, lượng truy cập tng hàng chục lần.
Zuoluo không dừng lại, cậu tiếp tục sáng tạo, tiếp tục viết lách.
Trong quá trình này, cậu không xã giao với ai, đến ăn cơm cũng tranh thủ ăn.
Năm 2017, phần lớn thời gian của cậu đều dành cho việc viết bài giảng, ghi âm bài giảng, giảng bài trực tuyến, trở thành một giảng viên có tiếng trong ngành.
Zuoluo của hiện tại, có công ty riêng, thu nhập cao vút, trở thành nhân vật có tiếng trong ngành.
Zuoluo không còn phải gặp cảnh bối rối khi không được trả lời tin nhắn như khi mới vào ngành nữa.
Khi một người trở thành một ông lớn trong ngành, những ông lớn mà trước đây anh ta thậm chí không dám nghĩ đến sẽ muốn chủ động làm quen với anh ta.
Đừng chỉ đắm đuối đuổi theo một con ngựa, hãy dùng thời gian đó đi trồng cỏ, khi mùa xuân nở hoa, nó có thể thu hút cả một nhóm ngựa đến để bạn lựa chọn.
Đừng luôn dành thời gian cho những tương tác xã hội không hiệu quả, hãy đi sâu vào cải thiện bản thân và trở thành một người có giá trị, những kết nối bạn muốn sẽ đến với bạn một cách tự nhiên.
 
4.Có người từng nói: "Khi không có nền tảng tình cảm, thực lực là thứ để duy trì các mối quan hệ. Đối với kẻ yếu mà nói, cái gọi là quan hệ xã hội, trông thì có vẻ thân thiết, nhưng thực tế lại là giả dối."
Vòng tròn bạn bè của người trưởng thành, quả thực rất thực tế.
Ai cũng đều muốn làm việc với người có năng lực, với kẻ mạnh cả.
Bạn có mạnh, người ta mới để ý bạn; bạn giỏi rồi, người ta mới sẵn sàng giúp đỡ bạn.
 
Nguồn: Doanh nghiệp và tiếp thị
 
 

 

Bài viết liên quan
  • 9 điều mà mọi người phải mất cả đời để học
  • Muốn vượt lên, hãy phát triển bản thân theo thứ tự ưu tiên này
  • 9 lý do vì sao trầy trật mãi vẫn không khá nổi
  • 5 điều bạn nên làm mỗi ngày để bản thân luôn bứt phá
  • Quy tắc 3 KHÔNG giữ mọi mối quan hệ luôn thoải mái