fbplus.net

Chatbot là gì? Nên sử dụng hay không?

Chatbot là gì?

Chatbot là một chương trình kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) để tương tác với con người. Công cụ này thay thế cho nhân viên để tư vấn trả lời những gì khách hàng thắc mắc. Chatbot thường trao đổi với người dùng qua hình thức tin nhắn (Textual) hoặc âm thanh (Audiotory).

Các loại chatbot hiện nay

Có nhiều cách để phân loại chatbot. Nếu xét theo khía cạnh dịch vụ thì có thể chia chatbot thành 2 loại, đó là:

Chatbot bán hàng là gì?

Là công cụ hỗ trợ bán hàng hoạt động 24/7. Chatbot cập nhật liên tục, giúp bạn không bỏ sót đơn của khách hàng. Ưu điểm nổi bật của chatbot là đơn giản, dễ sử dụng. Chatbot bán hàng không cần dùng các phần mềm xử lý ngôn ngữ tự nhiên mà chỉ có các block tương tác đơn giản (text/image/gallery,…) để tương tác với khách hàng. Kịch bản trả lời cũng được xây dựng sẵn từ trước.

Chatbot chăm sóc khách hàng là gì? 

Loại chatbot này thường được các trung tâm chăm sóc khách hàng lớn sử dụng để trả lời các câu hỏi thường gặp theo kịch bản hoặc dữ liệu có sẵn. Đối với những câu hỏi đơn giản, chatbot sẽ tự trả lời. Với các câu hỏi phức tạp hơn, chatbot sẽ chuyển đến nhân viên chăm sóc khách hàng để giải quyết. Trong quá trình hoạt động, chatbot sẽ tự học để đưa ra những câu trả lời chính xác và phù hợp với thực tế hơn.

Trong khi đó, nếu phân loại dựa trên nền tảng đàm thoại thì chatbot có các dạng chủ yếu là: Facebook Messenger, Website, Slack, Telegram,…

Ngoài ra, bạn cũng có thể phân loại chatbot theo nền tảng AI phát triển chatbot hoặc dựa trên trải nghiệm người dùng.

Nguyên tắc hoạt động của chatbot là gì?

Chatbot giao tiếp với người dùng dựa trên một quy trình như sau:

Chatbot giao tiếp với người dùng theo quy trình Translator -> Processor -> Respondent

Chatbot được ứng dụng như thế nào?

Ngày nay, chatbot được ứng dụng rất rộng rãi để thực hiện các công việc sau:

Chatbot được ứng dụng rất nhiều trong công việc kinh doanh bán hàng ngày nay

Lợi ích của chatbot là gì?

Việc ứng dụng chatbot vào bán hàng trực tuyến đem lại rất nhiều lợi ích to lớn, cụ thể như sau:

Cá nhân hóa trải nghiệm bán hàng của chatbot là gì?

Dựa trên các cơ sở dữ liệu thu thập được từ lịch sử giao dịch trước đó. Chatbot có khả năng ghi nhớ mọi thông tin cá nhân của khách hàng như: tên, tuổi, nghề nghiệp, sở thích,… Như vậy, ngay từ khi nhận diện được yêu cầu từ khách hàng, Chatbot sẽ có thể trả lời chính xác. Sau đó đưa ra các tư vấn mua sắm phù hợp cho từng cá nhân. Những tư vấn này dựa trên những sở thích, xu hướng mà họ quan tâm.

Giảm thiểu chi phí

Chatbot có thể thay thế con người đảm nhận toàn bộ nhiệm vụ từ giới thiệu sản phẩm, báo giá, đưa ra lời khuyên cho đến chốt đơn hàng, xin feedback,… từ đó, giúp bạn tiết kiệm được khoản lớn chi phí trả cho nhân viên sale, chăm sóc khách hàng. Theo nghiên cứu Juniper Research đến năm 2022, chatbot sẽ có thể giúp các công ty tiết kiệm được khoảng 8 tỷ USD ngân sách dành cho việc chăm sóc khách hàng.

Phản hồi khách hàng nhanh chóng

Con người sẽ có lúc cần nghỉ ngơi nhưng chatbot thì không. Một chatbot có thể hoạt động 24/7 xuyên suốt 365 ngày. Chatbot còn tiếp nhận và xử lý yêu cầu khách hàng tự động, nhanh chóng. Điều này sẽ giúp tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng và nâng cao tỷ lệ chốt đơn, từ đó tăng doanh số dễ dàng hơn.

Ai nên sử dụng chatbot?

Đa số tất cả các lĩnh vực kinh doanh trực tuyến đều có thể sử dụng chatbot để hỗ trợ việc bán hàng nhưng tiêu biểu nhất là các nhóm ngành sau:

Bối cảnh thị trường Chatbot

Vào năm 2018, Bot hay Chatbot dường như đã trở thành một làn sóng gây chấn động ngành tiếp thị kỹ thuật số. Với tính phổ biến ngày cang của các nền tảng nhắn tin – có thể là SMS hoặc Chat thì Bot xuất hiện ở khắp mọi nơi. Thường được sử dụng phổ biến nhất trên các nền tảng và ứng dụng nhắn tin như Facebook Messenger, Slack, Kik, Hike và WhatsApp…các bot đang tự động hóa các tác vụ cho con người bằng cách tận dụng 3 chính sách: Hội thoại (conversation), Ngữ cảnh (context) và Nội dung (content). Ngày hôm nay, khi mà Facebook cập nhật chính sách nền tảng của Facebook thì các nhà tiếp thị đang tự hỏi liệu họ có cần phải bắt kịp hoặc tiếp tục theo đuổi làn sóng Chatbot này hay không, và nếu có, thì phải làm thế nào và vào lúc nào.

Source: Facebook Bình Nguyễn

Source: Facebook Bình Nguyễn

Trong bài viết này, sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về CHATBOT và có được cho mình câu trả lời phù hợp.

Hệ sinh thái Chatbot

Nên làm việc với nhà cung cấp chatbot nào?

Có ba loại nhà cung cấp cơ bản nhất trong hệ sinh thái các nhà cung cấp chatbot. Trước khi chọn một cái tên cụ thể, bạn cần hiểu bạn muốn hợp tác với nhà cung cấp thuộc loại nào.

Để đánh giá và lựa chọn nhà phát triển phần mềm phù hợp nhất, hãy xem xét các yếu tố sau:

  1. Bạn đang cố gắng đạt được gì với bot? Bạn đang tìm cách giải quyết một thách thức kinh doanh cụ thể, (ví dụ, tỷ lệ chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng tiềm năng hoặc tỷ lệ giải quyết dịch vụ khách hàng); hay bạn đang muốn xử lý một loạt các lĩnh vực khác nhau và sử dụng bot như một phần không thể tách rời trong hệ thống kỹ thuật số của mình?
  2. Tổng quan doanh nghiệp của bạn như thế nào? Kỳ vọng của người dùng là gì? Chẳng hạn, các nhà tiếp thị B2B có thể không cần tính năng tích hợp nhiều nền tảng mạnh mẽ như các nhà cung cấp B2C, vì chỉ một số nền tảng phàn mềm nhắn tin có các ứng dụng cho kinh doanh.
  3. Bạn đang cố gắng thu thập dữ liệu gì và bạn cần sử dụng bot để tạo thông tin chi tiết gì? Nếu ngành của bạn có các sản phẩm và giải pháp tiêu chuẩn, việc điều chỉnh logic doanh nghiệp một cách năng động có thể không quan trọng bằng việc theo dõi hành vi của người dùng và đưa các phần mềm công nghệ vào chiến lược.
  4. Bạn muốn khởi chạy bot trên các nền tảng và kênh nào? Việc lựa chọn nền tảng sẽ dựa trên loại đối tượng bạn đang cố gắng tiếp cận. Các kênh và nền tảng này yêu cầu công nghệ nào? (SMS, Messenger và các nền tảng trò chuyện như FB Messenger, Slack, Kik và WhatsApp, các nền tảng thuộc sở hữu thương hiệu như các trang web và các phương tiện truyền thông xã hội)?
  5. Ngân sách của bạn và các kỹ năng nội bộ, tài nguyên sẵn có về thời gian và tiền bạc
  6. Thiết lập hiện tại của các hệ thống cũ và ngăn xếp tự động sẵn có sẽ quyết định mức độ tích hợp cần thiết cho bot của bạn
  7. Các đối tác cung cấp ứng dụng dành cho di động hiện tại (nếu có)

Dựa trên các yếu tố và cân nhắc trên, các nhà tiếp thị có thể giải quyết câu hỏi về loại nhà cung cấp họ cần làm việc cùng. Khi bạn đã quyết định được giữa mô hình DIY – Nhà cung cấp có sẵn hoặc nhà phát triển tùy chỉnh, bạn cần phải đánh giá chúng trên một tập hợp các khả năng đa dạng.

Đo lường hiệu suất của bot

Việc đo lường hiệu suất bot khá phức tạp và phụ thuộc hoàn toàn vào các yếu tố: doanh nghiệp, các quy trình kinh doanh bot được thiết kế để giải quyết và bản chất của chu kỳ bán hàng. Chính bản thân bot cũng đang ở trong giai đoạn non trẻ như các cải tiến về công nghệ và các giao thức chuẩn mực toàn cầu, vì vậy rất khó để xác định rõ benchmark. Các công ty như botmetrics, Botanalytics và Dashbot cung cấp các giải pháp đo lường hiệu suất bot, một số miễn phí và một số yêu cầu trả tiền. Facebook cũng đã bắt đầu cung cấp tính năng phân tích hiệu suất bot trên dashboard của nhà quảng cáo cùng với các phân tích chuẩn khác. Mặc dù chưa có giao thức chuẩn mực nhưng vẫn có một số chỉ số nhất định có thể được xem xét, dẫu là qua ống kính của các đặc điểm của ngành và các quy trình kinh doanh.

Có hai điểm quan trọng cần nhớ khi thiết kế chiến lược đo lường số liệu hiệu suất của bot: ngữ cảnh rất quan trọng và các con số không phải là tất cả. Ví dụ, trong khi ở hầu hết các bối cảnh thì mọi người đều mong muốn tỉ lệ nhấp cao hơn, nhưng đối với Bot điều này có thể chỉ ra rằng khách hàng không nhận được những gì họ cần và đang phải chuyển sang banner hoặc các tài nguyên khác để đáp ứng mục tiêu của họ.

Một số quan điểm về tương lai của Bot

Dưới đây là một số quan điểm về tương lai của ngành công nghiệp Bot hay Chatbot:

Trên đây là một số hiểu biết cơ bản về Bot hay Chatbot để bạn có thể hiểu rõ hơn về bối cảnh, định hướng trong tương lai.

Bài viết liên quan
  • Facebook Messenger 2020 thay đổi những gì?
  • Chia sẻ cá nhân về công cụ Marketing: Chatbot, Web Push Notification, Email marketing, CRM
  • 6 bước xây dựng kịch bản chatbot cho fanpage