fbplus.net

Khi bắt đầu khởi nghiệp, tôi gần như mất hết tất cả các khoản tiền tiết kiệm. Và đây là cách mà tôi đối mặt với stress.

Giữ bản thân cân bằng trong những ngày đầu kinh doanh riêng là điều nói thì dễ làm thì khó. Đặc biệt là khi bàn về vấn đề tự chủ tài chính.

Hai năm trước đây, tôi đã nghỉ việc và bắt đầu khởi nghiệp ở tuổi 25. Vâng, đúng như những điều mà bạn có thể nghĩ ra, tại thời điểm bắt đầu, tôi đã rất hi vọng, lạc quan, đầy động lực và xoay xở tiền bạc. Nhưng mọi thứ đã trở nên không mấy tích cực chỉ một vài tháng sau.

Việc kinh doanh của tôi không tạo ra đủ tiền để tôi có thể thanh toán tất cả các hóa đơn.  Toàn bộ số tiền tiết kiệm cho cuộc sống như một vòng tròn lao xuống và tiêu tan hết. Thống kê cho thấy cứ 10 doanh nghiệp được mở ra thì 5 trong số đó không trụ nổi quá 5 năm, còn công ty của tôi thì không quá 1 năm. 

Tôi đã gặp rắc rối.

Rất nhiều vấn đề, stress nặng nề giường như tôi không thể chống lại được, hoàn toàn không giống những cảm xúc tôi từng trải qua trước đó. Số tiền tôi đã vất vả kiếm được tiêu tan nhanh chóng, mọi thứ… và tbôi đã không thể tập trung vào việc kinh doanh của mình.

Và thứ mà tôi nhận ra từ loại stress “tiền bạc” này chính là điều này thực sự khó để chia sẻ với mọi người xung quanh. Tìm kiếm các lời khuyên và chúng ngấm ngầm chỉ cho tôi rằng: “vâng, tôi đang thất bại”

Dành cho bất kỳ doanh nhân đầy tham vọng nào đang bước vào những năm tháng bắt đầu, năm lời khuyên này có thể giúp bạn quản lý (và tránh) những căng thẳng về tài chính mà đã quá phổ biến tất cả những người sáng lập khởi nghiệp.

1. Đánh giá thực tế tỷ lệ chi tiêu cá nhân của bạn.

Từ ngân sách của mình, tôi tính toán chi phí mình cần để sống trong một năm ( bên cạnh chi phí cho việc kinh doanh)

Nhưng những thứ tôi đã tính toán- ngân sách một năm hóa ra chỉ đủ cho 9 tháng. Và quả bóng ngân sách mà tôi đặt ra cho bản thân mình không thể đáp ức được cuộc sống thực tế. Tôi tính toán rằng hàng tháng, chi phí sinh hoạt sẽ không vượt quá 1 đô la so với chi phí đã được lên trong kế hoạch. Và như bạn thấy đấy, điều đó không khả dụng.

Khoản tiền ấy nhiều hơn những gì bạn cần. Không nhất thiết bạn phải kéo dài số tháng trong kế hoạch, nhưng hãy tăng số tiền dự kiến chi trong mỗi tháng. Điều này sẽ khiến bạn bớt ngộp thở hơn khi luôn phải chi tiêu trong mức ngân sách không hề khả dụng và tôi chắc rằng nó sẽ mang đến cho bạn một thế giới hoàn toàn khác trong tâm trí.

2. Ưu tiên lưu chuyển tiền tệ.

Trong những năm tháng đầu tiên “tự thân” của mình, tôi đã dành quá nhiều nỗ lực cho các chi tiết nhỏ mà tôi nghĩ đó là vấn đề quan trọng. Chỉnh sửa website của mình cho đến khi tôi thấy mọi thứ như tôi muốn, hay đảm bảo từng chi tiết nhỏ nhặt phải đúng, phải hoàn hảo, … và chúng không thể mang về cho tôi một đồng lợi tức.

Hãy tập trung vào bức tranh tổng thể có thể sẽ mang lại dòng chảy lợi tức cho bạn. Thà có một sản phẩm không hoàn hảo trên thị trường còn hơn là hì hục vào từng chi tiết nhỏ để tạo ra một sản phầm hoàn hảo và đánh mất đi thời gian quý giá vào trạng thái không lợi nhuận, không quay vòng vốn.

3. Luôn luôn đo lường xem điều gì hiệu quả và điều gì không hiệu quả.

Việc kinh doanh của chúng tôi đã không bắt đầu cất cánh cho đến khi chúng tôi chấp nhận mọi thứ như bản chất của chúng vẫn vậy, thay vì chúng tôi muốn chúng trở thành như thế nào.

Hãy ghi nhận tất cả các phản hồi từ thị trường để xây dựng nên hình mẫu kinh doanh mới cho doanh nghiệp của bạn nếu như bạn cảm thấy nó tốt hơn các ý tưởng hay mô hình ban đầu. Thay đổi là cần thiết.

Ngoan cố bước đi hay ghi lại dấu chân của bạn thật sâu trên cát là hai điều hoàn toàn khác nhau. Đặc biệt khi đề cập đến tương lai của doanh nghiệp, bạn tuyệt đối không nên nhầm lẫn. Một khi những quyết định đúng đắn được đưa ra nhanh hơn, thì tuyệt nhiên thành công sẽ đến với bạn sớm hơn.

4. Bảo đảm cuộc sống trước.

Khi kinh doanh riêng được khoảng 9 tháng, tôi buộc phải làm một thứ mà hầu hết các doanh nhân đều rất sợ, đó chính là quay lại và tìm một công việc.

Và thậm chí công việc ấy chỉ mang lại cho tôi số lương chỉ bằng một nửa so với công việc trước, nhưng ít nhất nó có thể đáp ứng được chi tiêu cá nhân của tôi, và ngay lập tức các căng thẳng của tôi được giảm thiểu. Và với việc giảm thiểu stress, tôi có thể tập trung hơn cho việc kinh doanh riêng của mình thay vì cố gắng để doanh nghiệp tồn tại.

Không vấn đề gì khi tôi đã làm việc 40 tiếng một tuần để điều hành công việc kinh doanh của mình. Tôi biết tôi sẽ làm được. Tôi biết tôi sẽ ổn thôi.

Đừng quan tâm người khác nghĩ gì về bạn khi bạn phải làm thêm một công việc để cứu cánh cho bạn trong những ngày tháng bắt đầu này. Hãy thực tế và làm những gì bạn cần, bất chấp việc nó trông như thế nào trong mắt người khác. Loại bỏ ngay ý niệm rằng quay trở lại với công việc trước đây của bạn nghĩa là bạn đã thất bại.

Nếu bạn cần tiền để duy trì cuộc sống nhưng không muốn làm một công việc bình thường, hãy cân nhắc một công việc phụ giúp bạn kiếm thêm thu nhập nhưng tất nhiên sẽ khiến bạn thực sự bận rộn hơn rất nhiều.

5. Có một nơi để giải tỏa stress.

Tôi đã gần như phát điên vì không tìm được cho mình một nơi nào để giải tỏa những áp lực từ công việc kinh doanh của mình. Và lối thoát của tôi từng là phòng tập boxing nơi tôi có thể hoàn toàn dời xa cuộc sống của một start-up, mặc dù chỉ là vài buổi tập trong tuần, mỗi buổi tập chỉ kéo dài 1 tiếng đồng hồ. Tôi chỉ có thể nói với bạn rằng, không gì có thể giúp bạn giải tỏa stress tốt hơn việc gào thét và đấm vào bao cát.

Hãy chắc chắn rằng bạn có một lối thoát riêng như thế, bất kể lối thoát của bạn là gì. Tôi biết rằng doanh nhân đặc biệt là các nhà khởi nghiệp thường không có một cuộc sống cân bằng nhưng hãy chắc chắn rằng bạn vẫn đang quan tâm tới bản thân, cả về thể lực lẫn trí lực.

Quyết định dời bỏ một công việc ổn định và theo đuổi con đường riêng từ vạch xuất phát quả là một điều khó khăn. Nhưng đối mặt với stress về tiền bạc còn khó khăn hơn thế rất nhiều. Nếu bạn có thể chọn được con đường mà gánh nặng tài chính được giảm nhẹ đi, thì bạn sẽ có một tư thế tốt hơn để bắt đầu và tập trung vào vấn đề duy nhất: khởi nghiệp thành công. 

Theo entrepreneur.com

Dịch bởi: Xuân Cù

Bài viết liên quan
  • Các nguyên nhân công ty khởi nghiệp thất bại
  • Bài học tiền bạc quan trọng mà không trường lớp nào dạy bạn: 1 xu tiết kiệm là 1 xu kiếm được
  • Quy tắc 6 chiếc lọ - Bí quyết quản lý tiền thông minh
  • Triệu phú 68 tuổi hối hận vì không dạy con 5 bài học tài chính này từ sớm
  • Kakeibo: Cách tiết kiệm tiền hiệu quả của người Nhật
  • Bắt đầu khởi nghiệp cần gì?
  • 7 mục tiêu tài chính cần đạt được trước 30 tuổi
  • Những điểm nhấn của khởi nghiệp Việt Nam năm 2014
  • Hãy nói chuyện với khách hàng của bạn về tiền như bạn nói chuyện với trẻ em về giới tính