Bảng giá xe Hyundai kèm ưu đãi mới nhất


5 cách để xua tan nỗi sợ bị từ chối

5 cách để xua tan nỗi sợ bị từ chối

Shopee hoàn xu

Khái niệm từ chối (rejection) bắt nguồn từ rejecto trong tiếng Latin, có nghĩa là ném lại. Đó chẳng phải là cách hay nhất để hình dung về hành động từ chối sao?

Bảng giá xe Hyundai kèm ưu đãi mới nhất


7 thủ thuật “đắc nhân tâm” giúp bạn đi tới đâu thu phục lòng người tới đó
17 “bí kíp” giao tiếp thông minh
11 bí mật giao tiếp của các nhà lãnh đạo vĩ đại

Sử dụng những phương pháp đơn giản này để loại bỏ cảm giác thiếu an toàn và đối mặt với những rủi ro.

Nỗi sợ bị từ chối giải thich vì sao các doanh nhân thận trọng quá mức. Điều đó ngăn cản sự phát triển của những công việc kinh doanh hứa hẹn nhất.


Làm sao để bạn biết mình sợ bị từ chối?

Bạn bào chữa. Khi cơ hội gõ cửa, bạn luôn quá bận, cho rằng không đúng lúc, hoặc gạt đi vì nó không quan trọng
Bạn giấu con người thật của mình. Bạn thấy an toàn hơn khi sống với tính cách giả để con người thật của mình không bị từ chối. Giống như là bạn đang sống sau một lớp mặt nạ.
Bạn phàn nàn. Bạn cảm thấy tức giận với chính mình tới mức đổ lỗi cho người khác, phàn nàn và có những cảm xúc tiêu cực với người khác bởi việc đó dễ hơn nhận trách nhiệm cho sự thiếu quyết đoán của mình.
Bạn là người làm hài lòng mọi người. Sợ tranh luận hoặc bất hòa khiến bạn đặt nhu cầu của người khác lên trên mong muốn của mình. Bạn gặp khó khăn khi phải nói không, dù việc đó không làm bạn thấy vui.
Bạn không tìm kiếm cơ hội. Bạn có thể có những ý tưởng tuyệt vời và nhiều cơ hội kết nối với những người phù hợp, nhưng bạn trì hoãn tới ngày mai. Tất nhiên, ngày mai hiếm khi tới.
May mắn là nỗi sợ bị từ chối không phải là vĩnh viễn. Đây là cách bạn có thể tối thiểu hóa nỗi sợ này.

1. Kiểm tra suy nghĩ của mình.

Một số nhà tâm lý nói rằng 90% những lời tự nói là câu phủ định. Hãy theo dõi dấu hiệu suy nghĩ hàng ngày của bạn. Bạn có chỉ trích mình nhiều không? Bạn có cái nhìn tiêu cực về tương lai không? Bạn có lặp lại những suy nghĩ cằn nhằn dựa trên những sự kiện trong quá khứ không?

Hãy sử dụng câu khẳng định ở thì hiện tại để bắt đầu xóa đi những dấu hiệu đó và thay thế suy nghĩ của bạn bằng những niềm tin tích cực, cảm hứng hơn. Bạn sẽ sớm thấy sự thay đổi trong môi trường quanh bạn, và mọi thứ bắt đầu tươi sáng hơn. Nếu câu khẳng định không hiệu quả với bạn, hãy thử một phương pháp có tác động mạnh hơn là Kỹ thuật tự do cảm xúc. Tôi coi đây là vũ khí bí mật và đã giúp rất nhiều khách hàng vướt qua giới hạn của bản thân để đạt tới hạnh phúc và thành công rực rỡ.

2. Lập trình lại não của bạn.

Bạn có biết nỗi sợ bị từ chối của mình bắt đầu từ khi nào không? Hãy lục lại những sự kiện gây ra nỗi sợ cho bạn trong quá khử, tưởng tượng những ký ức đó như một cuốn phim và “chiếu” cuốn phim đó lại nhiều lần rồi tự thêm vào các chi tiết sau để thay đổi. Chúng tôi gọi đó là “Mẹo lập trình ngôn ngữ thần kinh” (neuro- linguistic programming). Phương pháp này cực kì đơn giản nhưng có tác dụng rất lớn. Bạn có thể thêm vào một vài chi tiết tùy ý như: chiếc ti vi cũ, chiếu ngược cuốn phim với nhiều tốc độ khác nhau, thêm những phụ kiện ngộ nghĩnh lên các nhân vật như: tai thỏ, mũi hề, dép bông xù và hồi tưởng lại cuốn phim theo đúng trình tự ban đầu.

3. Tách biệt bạn làm gì với bạn là ai.

Nỗi sợ bị từ chối trong kinh doanh thường hiện diện bởi người doanh nhân đã dốc hết tâm trí vào công việc đó và coi đó là một phần của chính mình. Công việc không phải là con người bạn. Bạn có giá trị, ước mơ, sở thích và những điều bạn ghét. Bạn đóng rất nhiều vai trò cùng một lúc trong gia đình và xã hội như bố, mẹ, anh chị em, con cái, bàn bè, đồng nghiệp. Hãy hiểu những gì là quan trọng với bạn ngoài công việc.

Đây là bí quyết thành công của những người lãnh đạo tuyệt vời nhất. Bạn là ai khác ngoài con người của công việc?

4. Sử dụng trí tưởng tượng.

Hình dung kết quả lý tưởng nhất, thay vì những viễn cảnh tiêu cực, cũng là một phương pháp loại bỏ nỗi sợ bị từ chối một cách hiệu quả. Có nhiều bằng chứng thuyết phục rằng sự tưởng tượng làm thay đổi kết quả. Nguyên nhân cho việc này là do não bạn khó chấp nhận sự không hòa hợp giữa thực tế hiện tại và những gì bạn mường tượng. Chỉ sau 30 ngày tưởng tượng mong muốn của mình, bạn sẽ bắt đầu nhận ra những cơ hội đưa bạn tới thành công.

5. Đáp trả sự từ chối.

Liệt kê một danh sách những rủi ro mà bạn có thể gặp phải nhưng sẽ giúp bạn tiến bộ qua từng ngày. Hãy gọi điện cho những khách hàng ngẫu nhiên, kết nối với khách hàng cũ và giao lưu tại các sự kiện. Đừng quên giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, nhận phản hồi và nếu họ cảm thấy không phù hợp, đừng ngại hỏi tại sao.

Hãy đáp trả sự từ chối của họ bằng việc tìm hiểu xem bạn có thể thay đổi, hoặc trình bày theo một cách khác. Những gì bạn đưa ra có thể không phù hợp với mọi lĩnh vực, nhưng sau một vài nghiên cứu, bạn sẽ hiểu rõ hơn mình phù hợp với thị trường nào và khách hàng lý tưởng của mình là ai. Điều này sẽ củng cố cho sự tự tin của bạn.

Theo Ybox

13 nguyên tắc về cử chỉ bàn tay, bạn có thể "bắt bài" bất kì đối tác nào

Shopee hoàn xu

DMCA.com Protection Status

Bài viết liên quan

10 lối tư duy khác biệt của doanh nhân thành đạt
12 bước thiết lập kế hoạch hoàn hảo để cán đích mọi mục tiêu
7 bài học quý báu về tiền bạc mà bạn nên biết
BÌNH ĐẲNG không có nghĩa là CÔNG BẰNG
2 THÓI QUEN GIÚP NGƯỜI THẬT THÀ KHÔNG BAO GIỜ BỊ THIỆT
Người trả tiền đúng hạn mới có thể làm được nghiệp lớn