Lý giải hiện tượng 'tâm lý yếu' khi gặp áp lực

Lý giải hiện tượng 'tâm lý yếu' khi gặp áp lực

Shopee hoàn xu

Việc thất bại hoàn toàn trong những tình huống quan trọng cần thể hiện khả năng là hiện tượng tâm lý không hề hiếm gặp. Các thí nghiệm trên khỉ cho thấy hiện tượng 'sụp đổ' do áp lực có liên quan đến sự suy giảm hoạt động của các tế bào thần kinh.

Phân tích tâm lý khách hàng trước khi telesales
6 thủ thuật nắm bắt tâm lý khách hàng
9 nguyên tắc trong hành vi mua hàng của con người

"Chúng ta thấy hiện tượng này ở khắp nơi, trong thể thao và cả ngoài lĩnh vực thể thao", ông Steven Chase, nhà thần kinh học tại Đại học Carnegie Mellon ở Pittsburgh (Mỹ), chia sẻ.

Chase và các đồng nghiệp đã nghiên cứu điều gì xảy ra trong não bộ khiến hiệu suất giảm mạnh, và công bố kết quả trên tạp chí Neuron ngày 12-9.

Hiện tượng sụp đổ dưới áp lực không chỉ xảy ra ở con người. Giống như một tay vợt có thể đánh trượt cú đánh quyết định, khỉ cũng có thể kém hiệu quả trong những tình huống có phần thưởng cao.

Tình huống "jackpot" của tâm lý

Nhóm nghiên cứu thiết lập một bài kiểm tra máy tính, trong đó khỉ vàng nhận phần thưởng sau khi di chuyển con trỏ nhanh chóng và chính xác đến mục tiêu. Mỗi lần thử nghiệm đều có dấu hiệu cho biết phần thưởng sẽ nhỏ, vừa, lớn hay "jackpot" (độc đắc). 

Phần thưởng jackpot hiếm gặp và có giá trị đặc biệt, tạo ra tình huống có tính tỉ lệ "cược nhiều, ăn nhiều".

Sử dụng một con chip nhỏ được cấy vào não khỉ và phủ điện cực, nhóm nghiên cứu theo dõi hoạt động thần kinh thay đổi như thế nào khi nhận được các phần thưởng khác nhau. Con chip được đặt ở vỏ não vận động, một vùng của thùy trán kiểm soát chuyển động.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trong những tình huống "jackpot", hoạt động của các tế bào thần kinh liên quan đến việc chuẩn bị vận động giảm xuống. Việc chuẩn bị vận động là cách não bộ tính toán để hoàn thành một chuyển động - tương tự như việc nhắm mũi tên vào mục tiêu trước khi bắn. Sự suy giảm trong việc chuẩn bị vận động có nghĩa là não bộ của khỉ chưa sẵn sàng, và do đó chúng hoạt động kém hiệu quả.

Kết quả này "giúp chúng ta hiểu hành vi được điều chỉnh bởi kết quả phần thưởng không phải là tuyến tính", bà Bita Moghaddam - nhà thần kinh học hành vi tại Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon ở Portland, đưa ra nhận xét.

Ở một mức độ nào đó, "bạn không nhất thiết thể hiện tốt hơn khi phần thưởng tăng lên", Moghaddam nói. Bà cho rằng sẽ rất thú vị khi thấy các vùng não khác phản ứng như thế nào trong những tình huống phần thưởng jackpot, vì có thể nhiều vùng não cùng tham gia vào quá trình này.

Duy trì hiệu suất vận động

Các nhà nghiên cứu sau đó tìm hiểu lý do tại sao việc chuẩn bị vận động suy giảm trong những tình huống có tính đặt cược cao. 

Một phân tích về mối liên hệ giữa động lực của phần thưởng và sự chuẩn bị thần kinh với hiệu suất vật động của khỉ cho thấy khi phần thưởng tăng lên, hoạt động thần kinh đạt đến mức chuẩn bị tối đa. 

Đối với những phần thưởng lớn hơn nữa, sự chuẩn bị bắt đầu "xuống dốc", đẩy não bộ ra khỏi vùng tối ưu cho hiệu suất. Các nhà nghiên cứu gọi đây là giả thuyết "thiên vị thần kinh".

Chase cho biết nhóm nghiên cứu cũng quan tâm đến việc liệu có thể tránh được hiện tượng "sụp đổ tâm lý" do áp lực hay không, hay liệu kết quả nghiên cứu não bộ có thể giúp tối ưu hóa hiệu suất vận động. 

Tuy nhiên, ông khẳng định nhóm nghiên cứu trước tiên cần phải nghiên cứu hiện tượng này nhiều hơn ở người.

Tại sao chúng ta cứ bị “dụ” mua thêm?

Shopee hoàn xu

DMCA.com Protection Status

Bài viết liên quan

Thời gian, tiền bạc, sức khỏe: Điều gì mới là quan trọng nhất trong một đời người?
SAI LẦM LỚN NHẤT ĐỜI NGƯỜI LÀ GIÚP ĐỠ MẤY KẺ KHÔNG BIẾT ĐIỀU!
Tại sao chúng ta cứ bị “dụ” mua thêm?
Người muốn nhanh giàu thì phải chấp nhận “mất đi” 4 thứ: Càng giữ lại càng nghèo, nhưng ít ai hiểu thấu
Ba bộ phận cần giữ ấm ngăn đột quỵ khi trời rét đậm
10 cách cải thiện kỹ năng giao tiếp nơi công sở