5 điều bạn nên làm mỗi ngày để bản thân luôn bứt phá
Đừng trốn tránh vấn đề, đối mặt với nó và tìm ra nguyên nhân sâu xa mới là giải pháp tốt nhất. Nói ra suy nghĩ thật của bạn, có vậy, bạn có thể hiểu được suy nghĩ thật của mình.
Làm thế nào để phục hồi tinh thần khi đối diện với khó khăn và thất bại?9 điều mà mọi người phải mất cả đời để học
Kaizen: Kỹ thuật đỉnh cao của người Nhật để vượt qua sự lười biếng
1. Đứng thẳng lưng, ngẩng cao đầu, ưỡn ngực
Thể trạng và tinh thần của một người có ảnh hưởng tới ấn tượng và đáng giá ban đầu của người khác dành cho họ.
Nhớ kĩ: đừng suốt ngày ủ rũ chán nản, người khác sẽ coi thường bạn, não bộ của bạn cũng sẽ cho bạn điểm số rất thấp.
Khi bạn như vậy, sự tiết serotonin của bạn sẽ không đủ, và bạn sẽ có nhiều khả năng cảm thấy lo lắng và buồn bã, ngại bảo vệ bản thân và không có được nguồn lực hay những mối quan hệ chất lượng cao.
Vòng phản hồi tích cực thể hiện qua ngôn ngữ cơ thể cũng có thể xảy ra trong tương tác xã hội. Nếu bạn cứ luôn ủ rũ và chán nản, chính bản thân bạn cũng sẽ cảm thấy mình thất bại và nhỏ bé, và phản ứng của người khác sẽ chỉ càng làm tăng thêm cảm giác này.
Mọi người thường sẽ đánh giá nhau dựa trên dáng vẻ hay tư thế của người khác, nếu bạn tỏ ra là một kẻ thất bại, người khác sẽ coi bạn là một kẻ thất bại, nếu bạn đứng thẳng tự tin, mọi người cũng sẽ đối xử với bạn theo cách khác.
Hãy chú ý tới tư thế của bạn và đừng cúi đầu xuống. Đứng thẳng, nhìn thẳng về phía trước và chấp nhận rủi ro để các đường dẫn thần kinh của bạn có thể chứa đầy serotonin cần thiết.
Nội dung chính cuốn sách mang tên "Presence: Bringing Your Boldest Self to Your Biggest Challenges" của tác giả Amy Cuddy có thể tóm gọn trong một câu: Hãy để tư thế quyết định bạn là ai.
2. Chọn bạn mà chơi
Khi một người có ý thức thấp về giá trị bản thân hoặc từ chối chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình, anh ta sẽ chọn làm bạn với những người mà cuộc sống của họ cũng rối tung lên chẳng kém.
Thói quen xấu dễ lây lan, sự tự giác kỷ luật và ổn định thì không, bởi lẽ buông thả sẽ hơn phấn đấu quá nhiều, vì vậy, hãy tránh xa những người bạn đem lại cho bạn ảnh hưởng tiêu cực.
Nếu bạn đang có những mối quan hệ độc hại như vậy, hãy chấm dứt, tự mình phấn chấn lên, rồi sau đó lấy mình làm gương, khích lệ người khác.
Bạn không có nghĩa vụ phải ủng hộ một người biến thế giới trở nên hỗn loạn hơn, hãy chọn cho mình những người bạn mang lại cho bạn năng lượng tích cực, để bạn cũng ngày một trở nên tốt đẹp hơn.
Nếu xung quanh đều là những người ủng hộ bạn tiến lên, họ sẽ không chịu được thái độ hoài nghi hay suy sụp của bạn. Họ sẽ khuyến khích bạn đối xử tốt với bản thân và những người khác hơn, đồng thời thận trọng thúc giục bạn củng cố quyết tâm thực hiện mọi việc một cách nghiêm túc vào đúng thời điểm.
Hãy làm bạn với những người thực sự có thể làm bạn tốt hơn lên!
3. So sánh với chính mình ngày hôm qua
Rất nhiều người khi lập ra một mục tiêu nào đó, sai lầm thường thấy nhất chính là so sánh mình với người khác.
Bạn nên đặt ra mục tiêu như này: tính tới tối nay, tôi hi vọng mình sẽ tiến bộ hơn ban sáng một chút.
Sau đó hãy hỏi bản thân: "Tôi có thể và sẵn lòng làm những gì để hiện thực hóa điều đó? Tôi mong muốn có được phần thưởng ra sao?
Thực hiện lựa chọn của bạn, cho dù nó có được hoàn thành tốt hay không, sau đó, ăn mừng chiến thắng của bạn với cà phê. Bạn có thể nghĩ rằng làm điều này hơi ngớ ngẩn nhưng không sao cả, ngày mai, ngày kia và ngày kìa, hãy tiếp tục làm nó. Theo thời gian, đường cơ sở so sánh của bạn sẽ cải thiện một cách kỳ diệu, giống như lãi suất kép vậy.
Hãy kiên trì với nó trong ba năm, và cuộc sống của bạn sẽ hoàn toàn khác. Sau đó, bạn có thể đặt ra những mục tiêu lớn hơn, những lý tưởng đầy tham vọng hơn. Đôi mắt của bạn cũng sẽ trở nên sáng hơn, và bạn sẽ dần có thể nhìn thấy thế giới một cách rõ ràng hơn.
Tập trung, chú ý đến môi trường thể chất và tâm lý của bạn, chú ý tới những điều khiến bạn bận tâm, nhưng bạn có khả năng và sẵn sàng thay đổi.
Muốn phát hiện ra những điều đó, hãy hỏi bản thân 3 câu này:
"Đâu là điều đang khiến tôi bận tâm?"
"Tôi có thể thay đổi được nó không?"
"Tôi thực sự muốn thay đổi nó ư?"
Nếu một trong 3 câu trả lời là phủ định, vậy thì hãy thay đổi câu hỏi, thu hẹp phạm vi lại, tới khi bạn tìm ra được thứ khiến mình bận tâm nhưng lại muốn thay đổi thì thôi. Và hãy luôn nhớ rằng, chúng ta cần thời gian và sự kiên nhẫn trong mọi chuyện.
4. Trước khi phán đoán về thế giới, hãy nhìn lại mình trước
Quan sát môi trường xung quanh bạn, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất.
Bạn đã tận dụng tối đa tất cả các cơ hội chưa? Bạn đang nỗ lực để phát triển sự nghiệp, làm việc chăm chỉ hay bạn đang để sự oán giận kìm hãm mình? Bạn và bạn bè đã làm lành chưa? Bạn có tôn trọng người bạn đời và con cái của mình không? Bạn có những thói quen xấu hủy hoại sức khỏe và hạnh phúc?
Bạn đã nhận trách nhiệm? Bạn có trung thực với người thân và bạn bè của mình không? Bạn đã làm những điều mà bạn có thể làm để khiến cuộc sống của bạn tốt hơn chưa? Bạn đã dọn dẹp cuộc sống của mình chưa?
Nếu câu trả lời là chưa, hãy cố gắng ngừng làm những việc mà bạn biết là sai, dừng lại ngay hôm nay.
Nếu bạn chắc chắn rằng điều đó là sai, đừng lãng phí thời gian đi hỏi bản thân xem mình đã đánh giá đúng hay sai như thế nào. Việc đặt câu hỏi không đúng lúc như vậy sẽ không mang lại bất cứ gợi ý nào mà chỉ tạo ra sự bối rối và cản trở hành động của bạn.
Bạn có thể đánh giá điều gì đó là đúng hay sai mà không cần biết lý do, bởi vì toàn bộ sự tồn tại của bạn sẽ cho bạn biết điều gì đó không thể giải thích hay diễn đạt rõ ràng.
Mỗi người chúng ta đều phức tạp đến mức khó ai có thể nhìn thấu đáo bản thân mình, nhưng chúng ta cũng đều sở hữu một trí tuệ mà chúng ta không thể hiểu được. Vì vậy, chỉ cần bạn có chút ý nghĩ muốn dừng lại, hãy dừng lại ngay lập tức.
Bắt đầu từ việc thay đổi thói quen xấu của mình, hãy dùng 100 ngày để thay thế một thói quen xấu bằng một thói quen tốt.
5. Đối mặt trực diện với vấn đề
Mọi thứ chỉ trở nên rõ ràng sau khi được làm rõ và thể hiện ra bên ngoài.
Không ai có thể tìm được một người bạn đời hoàn hảo mà không cần duy trì mối quan hệ, dù tìm được người đó rồi, họ cũng sẽ bỏ bạn vì sự không hoàn hảo của bạn. Sự thật là, thứ bạn cần là một người không hoàn hảo như bạn.
Thứ bạn không muốn thấy nhất sẽ xuất hiện vào lúc bạn chưa hề sẵn sàng để đối mặt; thứ bạn không muốn đối mặt nhất, cũng sẽ hiện thân vào lúc bạn yếu đuối nhất, và rồi cuối cùng, bạn sẽ bị đánh bại.
Đừng trốn tránh vấn đề, đối diện với nó và tìm ra nguyên nhân gốc rễ, đó mới là phương pháp xử lý vấn đề tốt nhất.
Nói ra suy nghĩ của bản thân, có vậy bạn mới hiểu được suy nghĩ của chính mình.
Hành động, và rồi bạn mới thấy được kết quả.
Sau đó tập trung, quan sát sai lầm, thuật lại nó một cách chính xác và sau đó sửa sai. Đây là cách để khám phá ý nghĩa của cuộc sống, và cũng là cách để bảo vệ bạn khỏi bi kịch của cuộc đời.
41 quy tắc xã hội không ai nói với bạnShopee hoàn xu