Ba bộ phận cần giữ ấm ngăn đột quỵ khi trời rét đậm

Ba bộ phận cần giữ ấm ngăn đột quỵ khi trời rét đậm

Shopee hoàn xu

Giữ ấm vùng đầu cổ, bụng và lòng bàn chân, kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ khi thời tiết rét đậm rét hại.

Mùa đông, đặc biệt khi trời giá rét, là mùa có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cao. Nhiệt độ thấp và chênh lệch nhiệt độ lớn khiến mạch máu co lại và huyết áp tăng cao, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Một nghiên cứu của Anh cho thấy cứ nhiệt độ thấp hơn 1°C sẽ có thêm 200 trường hợp nhồi máu cơ tim mỗi ngày. Người già và những người có tiền sử bệnh tim mạch vành đặc biệt nhạy cảm với thời tiết giá lạnh.

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng nên tuân theo nguyên tắc "che chắn" vào mùa đông, tức là bảo vệ các bộ phận quan trọng của cơ thể để tránh bị tiếp xúc với gió và lạnh, từ đó có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

1. Đầu cổ

Giữ ấm đầu và cổ bằng cách trùm mũ, quàng khăn không chỉ giúp bạn tránh tiếp xúc với gió lạnh mà còn hạn chế nguy cơ bị ho do cảm lạnh. Với người già, người đang mắc tiền sử tim mạch hoặc đang bị huyết áp cao, việc giữ ấm đầu cổ rất cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.

2. Bụng

Bụng là nơi giữ nguồn năng lượng chính của con người, vì thế vào mùa đông nên giữ ấm bụng, đặc biệt không để gió lạnh lùa qua rốn. Giữ ấm rốn có thể bảo vệ nội tạng khỏi gió lạnh, giúp tăng cường sức tiêu hóa của lá lách và dạ dày, tránh bị nhồi máu cơ tim.

3. Lòng bàn chân

Lòng bàn chân là nơi cuối cùng của hệ tuần hoàn trong cơ thể con người, cách xa tim nhất và tập trung nhiều huyệt đạo. Nếu lòng bàn chân tiếp xúc với gió lạnh, ẩm ướt sẽ khiến các mạch máu ngoại vi co lại, tăng huyết áp, thậm chí sinh ra mảng xơ cứng động mạch và cục máu đông, gây nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Nên mang giày và tất ấm, không nên đi chân trần hoặc dép lê khi ra ngoài.

Một số lưu ý khác

Ngoài việc giữ ấm cơ thể, duy trì chế độ ăn nhiều thực phẩm tính nóng cũng có lợi cho sức khỏe. Để giữ thân nhiệt ổn định, chống cảm lạnh, nên tiêu thụ thêm protein từ các loại thịt như thịt bò, thịt cừu. Ngoài ra, nên bổ sung các loại củ như cà rốt, khoai lang, ngưu bàng, khoai tây, khoai mỡ... vào thực đơn hàng ngày do chúng rất giàu chất xơ và vitamin, chống cảm lạnh và cân bằng cholesterol.

Y học cổ truyền tin rằng thực phẩm màu đỏ nuôi dưỡng trái tim. Vì thế, để tránh đột quỵ, nên ăn chà là, cà chua, cà rốt, anh đào do chúng rất giàu chất chống oxy hóa, có thể bổ sung khí huyết và tốt cho tim mạch. Ngoài ra, các loại rau họ cải như súp lơ xanh, bắp cải... cũng hỗ trợ ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu, xơ cứng động mạch, nên được thêm vào chế độ ăn hàng ngày.

Để tránh nguy cơ đột quỵ, các chuyên gia cũng khuyến khích nên đi lại, vận động thường xuyên để lưu thông khí huyết và tuần hoàn, giúp duy trì sức khỏe mạch máu.

Hướng Dương (Theo Epoch Times)

 

 


Shopee hoàn xu

DMCA.com Protection Status

Bài viết liên quan

8 bước để có kỹ năng thuyết trình hiệu quả
9 lời khuyên thực tế giúp bạn làm nên sự nghiệp và giàu có trước tuổi 30
6 nguyên tắc giúp bạn nhìn thấu được cuộc sống
5 bước thực hành kỹ năng giao tiếp hiệu quả
30 quy tắc xã hội ngầm không ai nói với bạn!
TRONG CÔNG VIỆC, KẺ THÀNH CÔNG KHÔNG NHẤT THIẾT PHẢI GIỎI GIANG NHƯNG CHẮC CHẮN PHẢI BIẾT KIỂM SOÁT CẢM XÚC TRONG LỜI NÓI