Khởi Nghiệp Dịch Vụ Chuyên Gia – Hệ Thống 4 Cấp Độ

Khởi Nghiệp Dịch Vụ Chuyên Gia – Hệ Thống 4 Cấp Độ

Shopee hoàn xu

Bạn sở hữu kỹ năng đặc biệt và muốn dùng để khởi nghiệp? Tìm hiểu ngay 4 cấp độ khởi nghiệp dịch vụ chuyên gia.

Bạn đang sở hữu kỹ năng hay khả năng đặc biệt? Nếu có, Bạn hoàn toàn có thể khởi nghiệp dịch vụ chuyên gia cho dù có đang làm công việc toàn thời gian đi nữa.

Bạn là bác sĩ? Một cuộc gọi tư vấn chữa bệnh có thể rất giá trị (và họ sẵn sàng chi tiền) cho một bệnh nhân ở xa mà họ không thể về thủ đô chữa bệnh.

Bạn giỏi tiếng Nhật? Một cuộc họp vào cuối tuần để hỗ trợ đoàn công tác đến từ Nhật Bản cũng giúp bạn kiếm thêm vài trăm $.

Bạn là chuyên gia copywriting? Một bài bán hàng chuyên nghiệp mà nước ngoài họ sẵn sàng trả giá có thể lên tới vài ngàn $.

Bạn có chất giọng lôi cuốn? Các dự án sách nói đang cần những người như bạn.

Hầu như ai cũng có một tài năng nào đó mà người khác không có!

Bài viết này sẽ chỉ rõ cho bạn các bước triển khai cũng như lộ trình để phát triển kỹ năng đó lên một tầm cao mới: trở thành một công việc kinh doanh thực thụ.

Bởi nếu không nhìn rộng ra để biết được con đường này, bạn sẽ dễ bị loay hoay mãi ở cấp độ thấp, như tình trạng của rất nhiều người hiện nay.

Nhân tiện, “vốn tự có” chính là kinh nghiệm kỹ năng mà tôi đề cập ở trên, không có ý gì khác đâu nhé

5 yếu tố quan trọng để lựa chọn bất kì một dự án kinh doanh nào
Các nguyên nhân công ty khởi nghiệp thất bại
Hướng dẫn sử dụng dịch vụ eSIM của Viettel trên Apple Watch

Lý do khởi nghiệp dịch vụ chuyên gia

Lợi ích đạt được

  • Được làm việc bạn thích (thực tế rất nhiều người đang làm công việc toàn thời gian trái ngành nghề)
  • Có thêm thu nhập (ai cũng thích tăng thêm nguồn thu)
  • Thời gian linh hoạt
  • Giữ cho kỹ năng không bị mai một
  • Và cuối cùng, nó hoàn toàn có thể trở thành một công ty, một công việc kinh doanh thực sự để phát triển trường tồn. Sử dụng đòn bẩy nhân sự tuyển thêm để đạt lợi nhuận cao hơn nữa.

Một lưu ý nhỏ: Tôi khuyến khích bạn hãy chọn lĩnh vực bạn thích và đam mê. Nếu chưa giỏi, hãy học thêm cho giỏi, sau đó hãy triển khai.

Ai phù hợp?

  • Các chuyên gia: Điều này là đương nhiên vì họ đã được nhiều người công nhận
  • Các bà mẹ bỉm sữa: Tuy họ nghỉ sinh sau khi có con nhưng trước đó họ đã có thể rất giỏi về một công việc nào đó
  • Bất kể ai có kinh nghiệm về một lĩnh vực nào đó mà xã hội cần
  • Bất kỳ ai sở hữu khả năng đặc biệt mà người khác có nhu cầu khai thác

Một vài ví dụ?

Mọi công việc bạn đều có thể khởi đầu với vị trí freelancer.

  • Nếu có khả năng viết bài: hãy làm cộng tác viên cho các cá nhân & công ty
  • Nếu có giọng nói hay, hoặc đặc trưng (như kiếm hiệp): Dịch vụ thu âm phim, đọc sách nói, voice script các chương trình khuyến mãi, giới thiệu tại các nhà hàng phong cách kiếm hiệp…
  • Nếu có kỹ năng SEO: freelancer cho các doanh nghiệp
  • Nếu có kỹ năng thiết kế: cộng tác viên cho các studio…

Mô hình phát triển

Tôi đề xuất mô hình 4 tầng phát triển như sau:

  • L1: Freelancer: Cộng tác viên partime
  • L2: Professional: Chuyên gia
  • L3: Business: Kinh doanh chuyên nghiệp hoặc Công ty
  • L4: System: Hệ thống
Khởi nghiệp dịch vụ chuyên gia

Thực tế, số người đang ở L1 là vô cùng đông đảo, nhưng họ không hề định hướng để phát triển lên L2, L3, L4. Họ chỉ luôn coi công việc họ đang làm là part-time, vẫn giá đó, vẫn chỉ là làm thêm…

Sau đây chúng ta đi vào chi tiết từng tầng, cách triển khai và thời điểm để nâng hạng lên tầng cao hơn.

Level 1: Freelancer (Cộng tác viên)

Đây là mức thấp nhất, bạn cung cấp dịch vụ theo yêu cầu dựa trên thoả thuận về thời gian và giá cả mà đôi bên cùng thống nhất.

Điều kiện: Đảm bảo theo yêu cầu đề ra về chất lượng và thời hạn.

Cách thức triển khai:

  • Bạn đăng ký tài khoản cộng tác viên freelancer tại các sàn hoặc diễn đàn, nhóm Facebook…mà phù hợp với dịch vụ định cung cấp. Ví dụ dịch vụ số thì lên fiverr, lập trình viên thì freelancer hoặc freelancerviet, viết bài thì iwriter…
  • Khi có yêu cầu tại sàn hoặc nhóm, diễn đàn… bạn sẽ gửi báo giá và tham gia đấu thầu
  • Khi được chọn, bạn đảm nhận công việc và tự đảm bảo chất lượng, chi phí
  • Bàn giao kết quả theo thời hạn đã cam kết
  • Nhận đánh giá từ khách hàng

Chú ý:

  • Uy tín là số một. Chỉ cần một đánh giá kém, hậu quả rất kinh khủng, đặc biệt trên môi trường chia sẻ với tốc độ tên lửa như hiện nay. Bạn làm tốt, họ có thể chỉ inbox và khen. Nhưng nếu không tốt, họ có thể làm ầm lên trên mạng, thậm chí kêu gọi tẩy chay, report…
  • Giai đoạn này bạn luôn cần phải làm thật tốt để giữ chân từng khách hàng, biến họ trở nên trung thành. Không đặt mục tiêu lợi nhuận trong giai đoạn này.

Level 2: Professional (Chuyên gia)

Khi có khách hàng tạm ổn định hoặc có khách hàng ruột, giờ là lúc bạn cần phải nâng cấp để mở rộng & phát triển dịch vụ.

Điều kiện: Cần đảm bảo 2 yếu tố:

  • Lượng khách hàng ổn định
  • Bạn đánh giá được tiềm năng và mong muốn phát triển dịch vụ

Cách thức triển khai:

  • Xác định các yếu tố cần nâng cấp, chọn một hoặc nhiều mục dưới đây:
    • (a) Mở rộng phạm vi dịch vụ hoặc cung cấp dịch vụ trọn gói
    • (b) Xây dựng thương hiệu cá nhân
    • (c) Chuyên nghiệp hoá
  • Triển khai cho từng mục đã chọn ở trên

Hướng dẫn chi tiết:

(a) Mở rộng phạm vi:

Bí quyết là: Nếu bạn hiểu khách hàng sử dụng kết quả của bạn cung cấp như thế nào, bạn rất dễ dàng “nâng cấp” dịch vụ.

Giả sử bạn là freelancer cung cấp dịch vụ “Viết bài lĩnh vực mỹ phẩm”.

Sau khi nhận bài viết từ bạn, trước khi đưa lên website, thông thường khách hàng sẽ phải rà soát và tinh chỉnh lại một lượt nội dung để tối ưu cho từ khoá họ muốn nhắm đến. Đây là một công việc trong lĩnh vực SEO.

Sự thật là, viết bài chuẩn SEO không hề khó nên đó là điểm rất dễ nâng cấp.

Kết quả là, sau khi “lên đời”, dịch vụ mới của bạn sẽ là “Viết bài lĩnh vực mỹ phẩm chuẩn SEO“.

Tất nhiên đơn giá sẽ tốt hơn đồng nghĩa với tiền nhiều hơn.

(b) Xây dựng thương hiệu cá nhân:

Xây dựng thương hiệu luôn là bài toán dài hơi, nhưng chỉ cần bạn làm các việc sau thì cũng đã khác biệt hẳn so với Level 1.

  • Avatar: Hình ảnh cá nhân đẹp, rõ mặt và thống nhất trên tất cả profile trên internet, từ tài khoản trên các sàn đến tài khoản mạng xã hội, diễn đàn…
  • Profile online: Một trang web cá nhân nêu rõ thông tin kỹ năng, portfolios, khách hàng & đối tác, liên hệ…
    • Bạn có thể đăng ký miễn phí trên blogger.com (ví dụ nguyenvana.blogspots.com)
    • Bạn có thể mua tên miền dạng nguyenvana.com hoặc nguyenvana.namesau đó dựng một website profile.
    • Bạn có thể in namecard với địa chỉ web ở trên để tham gia các buổi kết nối với tư cách chuyên gia
  • Đăng bài viết chia sẻ hữu ích lên profile cá nhân, fan page (nếu có), các nhóm hay diễn đàn liên quan

(c) Chuyên nghiệp hoá: 

Bí quyết là khai thác triệt để 3 mục: CÔNG CỤ, QUY TRÌNH và HỌC HỎI & ĐÀO TẠO.

  • Công cụ giúp bạn tăng năng suất, làm nhiều hơn với cùng thời gian
  • Quy trình giúp bạn giảm sai sót
  • Và thông qua học hỏi, bạn lại có thể tiếp tục hoàn thiện quy trình (phương pháp) tiến hành công việc, biết và áp dụng các công cụ mạnh hơn nữa.
Khởi nghiệp dịch vụ chuyên gia

Lưu ý: 

  • Ngày nay, hầu như lĩnh vực nào bạn cũng có thể học tập online. Đây là cách hiệu quả nhất để học bất kỳ kiến thức gì bạn thấy cần thiết cho công việc mà không phải đăng ký tại các trường học, trung tâm…
  • Đừng tiếc tiền cho công cụ. Nếu bỏ ra 5$, thậm chí 100$ mà giải quyết được công việc 300$ thì hoàn toàn xứng đáng. Hãy nhớ vì bạn đang làm một mình, hãy trang bị vũ khí mạnh mẽ nhất.

Level 3: Business (Doanh nghiệp)

Đây là thời điểm bạn có thể cân nhắc nghỉ việc làm full-time để xây dựng công việc kinh doanh riêng cho mình. Và giờ đây, bạn đã sẵn sàng lập công ty, đứng ra nhận khách hàng, tuyển nhân viên để triển khai công việc. Trong giai đoạn đầu, bạn vẫn cần phải review kết quả công việc cuối cùng, đồng thời đào tạo và phát triển đội ngũ kế cận có thể đảm bảo chất lượng và tiến độ.

Điều kiện: Để tránh rủi ro, cần đảm bảo 3 yếu tố:

  • Có một lượng khách hàng trung thành
  • Lượng khách hàng mới vẫn tăng dần đều
  • Lợi nhuận đã đủ để bạn trang trải chi phí hàng tháng cho bản thân hoặc gia đình (nếu có).

Cách thức triển khai:

  • Ngay khi có đơn hàng mới mà bạn nhận thấy không thể nhận thêm, đừng từ chối, bởi có thể đây là thời điểm thích hợp để bạn tuyển cộng tác viên hoặc chiến hữu khác. (Tất nhiên là bạn phải đảm bảo đã tối ưu công cụ, quy trình, học hỏi ở level 2 rồi nhé).
  • Bạn sẽ phải mất công hướng dẫn người mới, thậm chí phải làm lại thay họ, nhưng đừng nản chí. Ai cũng phải trải qua giai đoạn này nếu muốn phát triển. Muốn “nhàn” sau này, bạn phải xác định có thể cực kỳ vất vả bây giờ.
  • Và nếu sau khi “trả lương” cho bạn và người mới vẫn còn dư, hãy chuẩn bị để tuyển tiếp cộng tác viên thứ ba. Đừng hưởng thụ sớm nhé
  • Cứ thể cho đến khi bạn có thể trả lương full time được cho người thứ hai, người thứ ba…
  • Khi có tối thiểu 3 khách hàng trung thành, bạn có thể cân nhắc đến việc lập công ty, mở rộng phạm vi hay quy mô dịch vụ
  • Xây dựng thương hiệu công ty (vẫn duy trì xây dựng thương hiệu cá nhân)
  • Mở rộng các kênh triển khai marketing, không còn giới hạn trong sàn, diễn đàn hay nhóm Facebook nữa.

Lưu ý:

  • Luôn luôn chú ý bộ ba quy trình, công cụ và học hỏi
  • Là CEO, bạn phải có trọng trách nắm được mô hình và cách thức vận hành kinh doanh online. Đó không phải là xu thế, mà là bắt buộc nếu bạn muốn kinh doanh trong thời đại ngày nay.
  • Bây giờ không chỉ có một mình, bạn đang phải có trách nhiệm đảm bảo cuộc sống cho cả nhân viên nữa

Level 4: System (Hệ thống)

Hệ thống, đây là cấp độ cao nhất mà doanh nghiệp nào cũng muốn hướng đến.

Bản chất của hệ thống là tự động hoá nhiều nhất có thể trong nghiệp vụ kinh doanh thông qua quy trình tối ưu và các công cụ tự động.

(Bạn đừng nhầm lẫn với hệ thống hoá hay tự động hoá trong quá trình sản xuất nhé. Về cơ bản những phần đó cũng thuộc về sản phẩm).

Điều kiện: Có đủ các yếu tố sau:

  • Kinh phí
  • Nguồn lực
  • Cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp

Cách thức triển khai:

  • Xác định chiến lược sản phẩm, giá, chiến lược giá trị vòng đời khách hàng
  • Lên kế hoạch triển khai
  • Thực hiện

Lưu ý:

  • Giai đoạn này, doanh nghiệp chuyển đổi mô hình lấy dịch vụ sản phẩm làm trung tâm sang lấy khách hàng làm trung tâm
  • Hệ thống phải đồng bộ các phòng ban
  • Phòng marketing đặc biệt quan trọng, tôi đề nghị nên tự xây dựng. 
  • Một cách làm hệ thống rất hay là khi tích hợp giải pháp tiếp thị liên kết vào website, bạn có thể đăng tuyển cộng tác viên hoặc mời chính những khách hàng cũ để giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Bạn chỉ việc nhận đơn hàng và xử lý công việc.

Xong level 4, bạn có thể thắc mắc vậy bước tiếp theo là gì?

Xin chúc mừng bạn!

Khi đó, bạn có rất nhiều lựa chọn

  • Rút khỏi điều hành để lập công ty khác hoặc nghỉ hưu sớm
  • Bán công ty hoặc bán cổ phần
  • Chuyển nhượng cổ phần cho người thân

Lời kết

Vậy là, từ cá nhân là bản thân bạn, nhờ kinh nghiệm và kỹ năng nổi trội, bạn đã tạo dựng nên một doanh nghiệp, đóng góp thuế, tạo ra việc làm và đem lại giá trị cho xã hội. Điều đó thật tuyệt vời phải không?

Chúc bạn thành công!

Nguôn nextsmarter.com

Khởi nghiệp sao để không chết?

Shopee hoàn xu

DMCA.com Protection Status

Bài viết liên quan

8 câu nhà tuyển dụng không nói trong buổi phỏng vấn
6 lý do khiến khách hàng bỏ đi mãi mãi
Những câu hỏi phỏng vấn “phạm luật”
Kinh doanh online toàn tập - Chap 14: Các chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh online và digital marketing
Muốn kiếm nhiều tiền thì phải giỏi cái gì?
Tất tần tật về thị phần (market share) trong kinh doanh