Kỷ luật là chiếc chìa khóa giải quyết mọi vấn đề
“Chúng ta phải lựa chọn giữa nỗi đau của sự kỷ luật hay nỗi đau của sự hối hận” – đó là câu nói nổi tiếng của Jim Rohn. Có thể kỷ luật thôi chưa thể mang lại cho bạn sự thành công nhưng nhờ có nó chắc chắn bạn sẽ tốt đẹp lên mỗi ngày. Kỷ luật là chiếc chìa khóa giải quyết mọi vấn đề.
1. Cuộc đời quá nhiều cám dỗ, quản trị thời gian là sự kỷ luật đầu tiên bản thân phải làm
Thời gian là thước đo công bằng nhất của mỗi người. Nhiều người quan điểm rằng: Cuộc đời ngắn ngủi chẳng ai biết ngày mai điều gì sẽ đến nên hãy cứ hưởng thụ hết mình. Điều này không hoàn toàn đúng cũng không hoàn toàn sai. Tuy nhiên, lấy “tận hưởng” làm lẽ sống khiến con người ngày càng biếng nhác, trì trệ. Tới khi lười biếng đã trở thành thói quen và không tự giác kỷ luật trở thành trạng thái tự nhiên, thì cuộc sống cũng vì thế mà ngày càng bế tắc hơn.
Đừng đổ lỗi rằng cuộc đời thật bất công với bạn khi bạn nghèo khó còn người khác thì sung túc. Thời gian bạn lướt web, chơi game thì họ đang nỗ lực làm việc, nỗ lực phấn đấu. Người bình thường sẽ chỉ biết để thời gian chi phối mình còn người tài giỏi sẽ tự mình chi phối thời gian.
2. Kỷ luật là yếu tố đầu tiên giải quyết mọi vấn đề
Chắc hẳn đã rất nhiều lần bạn thấy cuộc sống của bạn thật vô vị và chán chường nhất là trong chuỗi ngày còn làm sinh viên. Bạn vẫn mông lung vô định chưa biết được định hướng nào phù hợp với mình trong tương lai. Cảm giác lo lắng và bất an ấy kéo theo sự “mặc kệ” của nhiều bạn trẻ. Cuộc sống “an nhàn” đến phát chán của nhiều bạn sinh viên. Đó là chuỗi ngày “sáng lên lớp, chiều về phòng ngủ, tối lại chơi game.” Khi được khuyên rằng: sao không đến thư viện đọc sách, sao không đăng kí một lớp học thêm ngoại ngữ, sao không chơi một môn thể thao để nâng cao sức khỏe?,… Miệng thì kêu than không có việc gì làm để giết thời gian nhưng khi nhận được gợi ý như vậy, hầu hết các sinh viên lại đổ lỗi rằng: không có thời gian, đã quá mệt mỏi với tiết học trên lớp, thư viện quá xa phòng trọ,…
Đổ lỗi cho hoàn cảnh có nghĩa là bạn đang trốn tránh thực tại, những lý do bạn đưa ra đều hợp lý hóa cho nỗi chán chường của mình. Sự buồn chán ấy là vì thói quen không tự giác kỷ luật, không nguyện ý thay đổi chính mình, khiến cuộc sống quý báu thời sinh viên trở thành một mớ hỗn độn.
Tìm ra nguyên nhân bên trong bản thân là điều khá khó khăn nhưng đổi lỗi cho ngoại cảnh lại dễ vô cùng. Chối bỏ trách nhiệm là phản ứng tự nhiên của con người, nó sẽ mang lại cảm giác sung sướng tức thời nhưng mang lại bế tắc lâu dài. Có thể không khẳng định rõ ràng rằng kỷ luật mang lại thành công nhưng kỷ luật sẽ khiến bạn ngày càng có giá trị hơn.
3. Kỷ luật và không kỷ luật tạo nên sự khác biệt quá lớn
Kỷ luật được bản thân có lẽ là điều khó nhất của mỗi chúng ta. "Kỷ luật chính là tự do" - Có thể bạn sẽ không đồng ý với phát biểu trên và chắc chắn nhiều người cũng thấy như thế. Người ta thường cho rằng kỷ luật là một từ kinh khủng và nó đồng nghĩa với việc mất tự do.
Thực tế thì ngược lại, nhà giáo dục nổi tiếng Stephen R. Covey đã nói rằng “người vô kỷ luật sẽ chỉ là nô lệ cho cảm xúc, sự thèm muốn và say mê.” về lâu dài, người vô kỷ luật sẽ thiếu đi sự tự do mà bản thân có được vì tính bừa bãi.
Kỷ luật bản thân là hành động dựa vào lý trí thay vì cảm xúc nhất thời của bạn. Nó là việc vượt qua lòng ham thích và và nỗi sợ trong hiện tại vì mục đích ý nghĩa hơn cho cuộc sống.
Rèn luyện mỗi ngày cố gắng thêm 1% sau 3 tháng nhìn lại bạn sẽ thấy bản thân mình có sự thay đổi đáng kể. Thời gian là hữu hạn hưởng thụ không phải là điều xấu nhưng vì nó mà lười biếng, ỷ lại thì cuộc đời phía trước bạn chẳng còn gì để có thể hưởng thụ. Vượt qua chính mình vẫn là điều khó làm nhất. “Sự nuôi chiều” bản thân ngày hôm nay sẽ là nỗi đau đớn bạn phải gánh chịu ngày mai. “Sự đau đớn” kỷ luật của ngày hôm nay sẽ là “sự sung sướng, hạnh phúc” của ngày mai.
Shopee hoàn xu