Tất tần tật các lưu ý, chia sẻ kinh nghiệm mở shop kinh doanh, cửa hàng bán lẻ
Sau một thời gian kinh doanh online, bạn đã tích được một số vốn vừa đủ lúc này bạn có nhu cầu mở một shop nhỏ để mở rộng kinh doanh. Một mặt bằng để khách có thể đến thăm quan sản phẩm?
Bạn có nhu cầu mở một shop quần áo để kinh doanh nhỏ? Nhưng vẫn chưa biết phải làm sao!
Bỏ qua nghiên cứu mặt hàng, sau đây chúng tôi sẽ tập trung chỉ dẫn cách mở cửa hàng từ khâu chọn mặt bằng cho đến khi setup hoàn chỉnh.
I, Hiểu rõ các yếu tố quyết định sự thành cửa hàng
Để có thể thu hút khách hàng của mình, bạn cần phải hiểu rõ những yếu tố quyết định tới việc mở cửa hàng kinh doanh. Đó là mặt bằng, thiết kế của cửa hàng và nhân viên.
Mặt bằng: quyết định 40% sự thành công của cửa hàng. Ai cũng biết là nên chọn những nơi có nhiều người qua lại dễ thấy, dễ nhận biết để shop nhận được nhiều sự chú ý hơn. Nhưng không vì vậy mà tốn quá nhiều tiền vào mặt bằng thuê, điều này sẽ làm mất căn bằng với các khoản chi khác. Có rất nhiều cửa hàng thời trang chọn vị trí là các trung cư cũ, các ngôi nhà trong hẻm vẫn đông khách ghé đến mà còn tao dấu ấn cho khách hàng.
Nên chọn mặt bằng đường hai chiều ở các cung đường phụ, vừa thuận tiện vừa tiết kiệm chi phí thuê
Thiết kế của cửa hàng: chiếm 40% trong yếu tố thành công. Cửa hàng đẹp, phong cách sẽ lưu lại dấu ấn cho người mua, đồng thời cũng làm tôn lên được đẳng cấp những mặt hàng mình bán.
Cửa hàng với thiết kế tối giản, thể hiện nhiều ánh sáng chiếu vào sản phẩm làm cho khách hàng có cảm nhận, trải nghiệm tốt hơn
Nhân viên: quyết định 20% trong tổng thể. Dù không chiếm phần nhiều nhưng về lâu dài nhân viên chính là cầu nối giữa cửa hàng với khách hàng. Nếu nhân viên không lấy được thiện cảm của khách hàng thì khó giữ được khách trong thời buổi cạnh tranh như bây giờ.
Thái độ của nhân viên luôn luôn phải niềm nở với mọi yêu cầu của khách hàng
II, Các bước thực hiện mở cửa hàng kinh doanh
A. Chọn mặt bằng kinh doanh
Để lựa chọn được mặt bằng ưng ý, chúng ta cần
1. Mặt bằng
- Giao thông
Mặt bằng nên ở nơi gần trung tâm có nhiều người qua lại, tốt nhất là các tuyến đường chính nhiều phương tiện qua lại sẽ dễ nhận diện cửa hàng hơn. Mặt tiền nên thoáng không bị che khuất bởi cây cối hay cột điện, tránh các góc khuất, các đoạn đường 1 chiều, đoạn cầu vượt, đường ngăn không tiện đi lại.
- Đối thủ cạnh tranh
Khảo sát xung quanh xem đã nhiều cửa hàng bán mặt hàng như mình chưa, nếu có thì cửa hàng đó có quy mô như thế nào? Cửa hàng được trang trí ra sao? Mặt bằng lớn hay nhỏ?
Nếu là đối thủ cạnh tranh lớn, bạn nên tìm vị trí kinh doanh cách xa họ để tránh mất khách. Nếu là đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn, bạn nên đặt shop kinh doanh gần họ, trang trí bắt mắt để trực tiếp lấy khách của họ.
- Khu vực xung quanh
Khu vực xung quanh cửa hàng bao gồm an ninh, giao thông rất quan trọng. Bạn đừng nên đặt shop của mình ở các khu vực an ninh kém, thường có các vấn nạn xã hội tiêu cực vì sẽ làm ảnh hưởng đến doanh thu. Khách hàng đến mua hàng và nhân viên của bạn cũng có thể gặp nguy hiểm.
- Chỗ đậu xe và lối đi
Cần bố trí chỗ đậu xe hợp lí cho khách hàng để khách hàng có thể chuyên tâm mua sắm. Nếu cửa hàng có quá ít chỗ để xe, khách hàng sẽ “lười” ghé qua cửa hàng vì nhiều bất tiện.
Lối đi cũng rất quan trọng, đối với các cửa hàng ở trong hẻm hay có chung lối đi với chủ nhà sẽ khá là bất tiện khi có người dắt xe ra vào liên tục.
2. Chi phí và diện tích
- Các loại diện tích phổ biến
Từ 8-15m2: thích hợp kinh doanh thời trang, quần áo, phụ kiện may mặc, kinh doanh hàng hóa loại nhỏ, không chiếm quá nhiều diện tích
Từ 15-30m2: thích hợp kinh doanh thời trang, quần áo, bán điện thoại, bán các loại hàng hóa cần không gian đủ lớn để trưng bày nhiều sản phẩm cùng lúc
Trên 30m2: thích hợp kinh doanh dịch vụ bán lẻ các loại hàng hóa có số lượng SKU lớn (đơn vị sản phẩm tối thiểu) từ vài trăm lên đến vài ngàn hoặc bán lẻ thực phẩm, ăn uống. Loại mặt bằng này có giá rất cao và có sự cạnh tranh gay gắt từ các chuỗi bán lẻ, cửa hàng tiện lợi, showroom…
Cửa hàng nên chọn loại diện tích nhỏ vừa phải để tiết kiệm chi phí thuê hằng tháng
Cần xem xét kĩ về quy mô kinh doanh tùy loại mặt hàng để có thể lựa chọn diện tích thích hợp: diện tích từ 15-30 m2 là tốt nhất, không thuê diện tích quá to khi trưng bày hàng sẽ cho khách hàng có cảm giác trống, nhìn thấy cửa hàng có ít đồ hơn.
Với diện tích từ 8-15 m2 nếu ở mặt tiền không gian sáng thì cũng là một lựa chọn không tệ cho các cửa hàng quần áo. Khi sắp xếp hợp lí và đóng thêm kệ tường sẽ làm cho cửa hàng trông lớn hơn ăn gian được diện tích thực tế.
- Chi phí
Để có được giá cả tốt nhất, trước khi thỏa thuận giá cả hãy tham khảo giá cho thuê ở các khu xung quanh, giá thuê bất động sản ở thời điểm hiện tại thảo luận với chủ nhà để có mức giá thuê hợp lí nhất.
Đừng vội chấp nhận lời chào giá đầu tiên của chủ nhà hãy thương lượng ở mức giá rẻ hơn với điều kiện thuê lâu dài, chủ nhà hoàn toàn có khả năng giảm giá chấp nhận mức giá của bạn.
Chủ nhà hoàn toàn có khả năng giảm giá, chấp nhận mức giá thuê của bạn để lấp đầy chỗ thuê trống thay vì đợi người mới đến tìm thuê, thời gian chờ lâu, chi phí cơ hội là rất lớn.
Bạn cần tính toán hợp lí đảm bảo cho các chi phí như tiền cọc, tiền nhà, tiền hàng hóa khi cửa hàng mới đi vào hoạt động chưa sinh lợi nhiều.
- Thời hạn thuê nhà
Luôn đảm bảo rằng thời hạn thuê nhà luôn gấp đôi số thời gian lấy lại vốn, thời hạn thuê càng lâu thì càng có lợi cho bạn. Đối với mặt bằng thì nên thuê nhiều năm bởi nó đảm bảo tính thân thiết cho khách hàng khi quen mua hàng ở một chỗ cụ thể hơn là cửa hàng cứ chuyển địa điểm nhiều lần.
*Những lưu ý khi ký hợp đồng
- Tình trạng khi bàn giao mặt bằng: hãy kiểm tra kỹ mặt bằng những lỗi, hư hỏng trước khi xác nhận bàn giao với chủ nhà để đảm bảo không có những tranh cãi về sau bất lợi cho bạn.
- Các khoản tăng chi phí hằng năm: thông thường, chủ nhà có quyền tăng tiền thuê hay các phụ phí nhà hằng năm vì vậy hãy thỏa thuận kĩ trong hợp đồng sao cho bạn có lợi nhất.
- Tu sửa mặt bằng: khi nhận mặt bằng, bạn cần tu sửa theo thiết kế của cửa hàng thì hãy trao đổi kĩ thống nhất với chủ nhà những chi tiết bạn có thể sửa được và không thể những thay đổi vị trí nào.
B. Thiết kế, trang trí cửa hàng
1. Thiết kế
Khi đã chọn được mặt bằng ưu ý, thì việc thứ hai là phải tu sửa mặt bằng, thiết kế cho phù hợp với mục đích sử dụng:
- Nội thất: bao gồm khu trưng bày và quầy thu ngân, tủ gửi đồ, hệ thống camera giám sát
Quầy thu ngân: vị trí của quầy thu ngân thường được đặt ngay lối ra vào hoặc ở phía cuối cửa hàng. Thông thường quầy thu ngân thường được đặt ở ngay lối đi ra để dễ dàng thanh toán nhưng với các cửa hàng có mặt tiền nhỏ thì nên để quầy thu ngân ở phía sau, để dành phía trước dưng bày sản phẩm.
Quầy thu ngân phải đặt ở nơi có thể quan sát toàn bộ cửa hàng và giúp khách hàng dễ tìm khi tính tiền
Ở quầy thu ngân không nên để quá nhiều đồ làm rối mắt chỉ nên để máy tính tiền và sổ hóa đơn. Và quầy cũng không nên làm quá cao với tầm người ngồi để đảm bảo các nhân viên vẫn có thể quan sát hết mọi hoạt động trong quán.
Khu trưng bày
- Màu sắc theo chủ đề: sử dụng một màu chủ đạo trang trí cho cửa hàng để cho thấy sự thống nhất và cũng tránh làm phân tâm khách khi mua hàng. Có nhiều cách lựa chọn màu sắc khác nhau như chọn theo màu phong thủy, chọn màu theo các dịp lễ hay chọn theo mùa…
- Ánh sáng: cũng là một phần quan trọng với cửa hàng, ánh sáng ảnh hưởng đến bầu không khí trong không gian cửa hàng đó.Ánh sáng màu làm không gian ấm cúng và sang trọng, ánh sáng trắng rõ ràng và hiện đại.
Cường độ ánh sáng cũng làm thay đổi thái độ mua hàng như nếu sử dụng đèn chiếu ( dạng đèn sân khấu) chiếu vào làm nổi bật sản phẩm hơn.
- Thiết bị trang trí và kệ tủ: chọn các loại kệ tủ kính thấp tầm trung cho các vị trí trung tâm và các kệ cao nhiều tầng cho kệ sát tường như vậy nhân viên sẽ dễ quan sát khách hàng, quản lí đồ đạt tốt hơn.
Hiện nay, các loại tủ kệ nhôm kính trưng bày đang được sử dụng rất phổ biến cho các cửa hàng bán các sản phẩm nhỏ. Các sản phẩm này có thể trưng bày trên nhiều kệ, tầng của tủ nhôm kính đem lại sự trực quan, đa dạng chọn lựa cho các khách hàng đến lựa chọn, mua sản phẩm.
Sử dụng rèm cửa, khăn trải bàn cùng với đồ trang trí làm tăng tính thẩm mĩ và thu hút khách hàng. Cũng có thể sử dụng tranh ảnh, cây xanh, giấy dán tường phối với không gian xung quanh tránh nhàm chán tạo không gian gần gũi với khách hàng.
Tủ để đồ: một số loại cửa hàng cần có tủ để đồ cho các khách hàng vào mua sắm. Vừa giúp khách hàng thuận tiện hơn, vừa hạn chế tình trạng kẻ gian đem các loại túi xách to để giấu đồ, thó đồ đem ra ngoài tiêu thụ.
Hệ thống camera giám sát: Giám sát hoạt động của cửa hàng và nhân viên. Bên cạnh việc đảm bảo an ninh trật tự, hệ thống camera giám sát còn có nhiều ưu điểm như: quan sát hoạt động mua hàng của khách hàng để nhận biết các khu vực nổi bật, khách hàng hay nán lại xem lâu nhất; giúp khách hàng an tâm khi để xe ở ngoài và vào trong lựa đồ…
- Ngoại thất
Mặt tiền là nơi mà khách hàng sẽ nhìn vào đầu tiên chính vì vậy mà mặt tiền cần thật sự nổi bật để thu hút được sự chú ý của khách hàng.
Lựa chọn được ưu chuộng nhất là loại cửa kính cường lực hai cánh và cửa kính một cánh kết hợp với vách ngăn kính. Tạo sao lại là kính? Thì kính là vật liệu trong suốt, nó giúp khách hàng có thể hình từ ngoài vào một cách thuận tiện mà chưa cần phải vào cửa hàng.
Chất liệu nhôm kính và gỗ có thể phối hợp nhau thiết kế theo hệ thống nhận diện chung của thương hiệu
Đặc biệt đối với các shop có mặt bằng trong hẻm thì để nổi bật, khác biệt với các nhà bình thường xung quanh thì phải lắp cửa kính giúp dễ nhận biết khi khách hàng tìm đến.
Lắp đặt kính còn giúp bạn trưng bày sản phẩm mới hay dán các chương trình khuyến mãi, giảm giá khiến người qua lại lưu ý nhiều hơn.
Hiện nay, ngày càng nhiều các khách hàng ý thức được việc quan trọng của cửa kính cường lực khi kinh doanh dịch vụ. Sản phẩm này đem lại nhiều ưu điểm như sự sang trọng, tính cách âm, cách nhiệt, có thể dán trang trí, khuyến mãi và giúp khách hàng quan sát sản phẩm dịch vụ bên trong.
2. Nhân viên cửa hàng và trang thiết bị
Nhân viên trực tiếp tại cửa hàng
Một cửa hàng có thể duy trì lâu dài phụ thuộc rất nhiều vào nhân viên cửa hàng. Đó là người hằng ngày tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, là bộ mặt của một cửa hàng chính vì vậy mà các tác phong của nhân viên cần đúng đắn
Ngoài ra, cũng nên lựa chọn độ tuổi và giới tính theo mặt hàng mình bán. Bán hàng quần áo thời trang thì nên lựa chọn những bạn nữ trẻ tuổi từ 20 – 25 tuổi, bán hàng cho mẹ bỉm sữa hoặc người dùng lớn tuổi thì chọn từ 25 – 30 tuổi thì sẽ có kinh nghiệm tư vấn khách hàng hơn. Những bạn nam thích hợp với các cửa tiện điện tử, máy tính bởi lòng tin của khách hàng thường nam giới thành thạo kĩ thuật hơn nữ giới.
Nhân viên tiếp khách trực tiếp tại cửa hàng rất quan trọng
Cũng cần đầu tư vào đồng phục nhân viên tạo sự nhất quán cho cửa hàng. Khi khách hàng nhìn vào cũng sẽ thấy độ chuyên nghiệp hơn làm tăng độ tin tưởng cho cửa hàng.
Những yêu cầu về thái độ dành cho nhân viên
- Luôn tươi cười với khách hàng.
- Nhiệt tình hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của khách hàng.
- Mở cửa và chào khách hàng.
- Nhanh nhẹn, linh hoạt ứng biến tình hình.
Nhân viên bảo vệ: nếu cửa hàng đặt ở nơi đông người và có nhiều khách ghé mua hàng thường xuyên thì bạn nên cân nhắc thuê nhân viên bảo vệ giúp xếp gọn xe, mở cửa cho khách, trông xe và đảm bảo an ninh trật tự phía mặt bằng bên ngoài cửa hàng.
Trang thiết bị: Thiết bị cần thiết cơ bản gồm máy pos tính tiền, máy in bill, máy quẹt thẻ (nếu cần) ngoài ra còn có các thiết bị camera giám sát an ninh.
C. Khai trương cửa hàng
Để có được một sự khởi đầu thuận lợi, buổi lễ khai trương nên được lên kế hoạch đầu tư kĩ càng tạo được dấu ấn trong lòng khách hàng và đối tác.
1. Chuẩn bị trước khai trương
- Lên danh sách khách mời: bao gồm các đối tác, khách hàng thân thiết… Để có được hình ảnh thiện cảm tạo ra những mối quan hệ lâu dài cũng như dẫn đến những khách hàng tiềm năng trong tương lai. Đồng thời, những người này cũng là những nguồn lực có thể hỗ trợ cửa hàng những thời điểm gặp khó khăn.
- Thông báo: sử dụng truyền thông và mạng xã hội để thông báo về sự kiện, đảm bảo những người quan tâm sẽ không bỏ qua. Lượt chia sẻ càng nhiều, cửa hàng của bạn sẽ càng được nhiều quan tâm.
- Trang trí: trang trí cửa hàng bằng hoa, băng rôn, bóng bay… Điều chỉnh hệ thống đèn chiếu sáng để không gian nổi bật, ấn tượng hơn. Nên dựng một sân khấu nhỏ để giao lưu với khách hàng, hoặc có thể chỉ bật những bản nhạc sôi động thu hút sự chú ý cửa khách hàng.
Bạn nên tận dụng ngày khai trương cửa hàng kết hợp khuyến mãi để thu hút khách hàng trong giai đoạn đầu mở bán
2. Kết nối, tạo thiện cảm trong quá trình khai trương
- Chuẩn bị quà tặng: nên chuẩn bị các chương trình giảm giá, quà tặng hay voucher dành cho khách hàng đến thăm quan, mua hàng tại shop vào ngày khai trương. Thông qua quà tặng cũng là lưu lại kỉ niệm và thể hiện thành ý đối với khách mời.
- Đón tiếp khách mời: sắp xếp nhân viên chào hỏi, hướng dẫn khách mời khi đến một cách du toàn. Nó sẽ thể hiện sự quan tâm cũng như phong cách chuyên nghiệp mà cửa hàng mang tới.
3. Lưu ý khi triển khai sự kiện.
- Chọn giờ đẹp trước khi mở cửa hàng mới.
- Chuẩn bị 1 lễ cúng khai trương gồm hoa, giấy tiền,trái cây, heo quay…
- Chuẩn bị bộ băng cắt khai trương và chọn người cắt băng.
Chúng tôi xin chúc các bạn triển khai thành công và phát triển rực rỡ shop kinh doanh của mình.
Shopee hoàn xu