Tất tần tật từ a đến z điều kiện đăng ký kinh doanh spa hiện nay

Tất tần tật từ a đến z điều kiện đăng ký kinh doanh spa hiện nay

Shopee hoàn xu

1/ Spa là gì?
Spa là từ bắt nguồn từ tiếng La tinh với tên gọi đầy đủ là Sanitas per aqua có nghĩa: nước tốt cho sức khỏe. Người trung cổ thường tận dụng nguồn nước khoáng, suối nước nóng hay hơi nước như một phương pháp để làm đẹp và cải thiện sức khỏe.

Những yếu tố cần thiết để xây dựng kinh doanh Spa thành công

Phát triển từ ngữ nghĩa thời xa xưa, ngày nay mọi người gọi Spa như là nơi để chăm sóc sức khỏe và làm đẹp bằng nước cùng các loại mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.

Spa là một loại hình dịch vụ trong lĩnh vực thẩm mỹ. Spa thường được tích hợp ở các khu nghỉ dưỡng hoặc trong những khách sạn lớn, nhưng hiện nay do nhu cầu làm đẹp tăng cao, Spa đã được tách riêng và kinh doanh rộng rãi ở khắp nơi.

2/ Phân biệt massage, xoa bóp, và các loại hình Spa
Hiện nay nhiều biến thể của Spa xuất hiện, kết hợp việc làm đẹp truyền thống bằng nước với các nguyên vật liệu khác như mỹ phẩm, tinh dầu,...

Các nơi kinh doanh Spa cũng thường có đủ dịch vụ từ spa, massage, xoa bóp,... Nhưng khi đăng ký kinh doanh cần hiểu rõ các thuật ngữ này.

a) Spa
Spa là từ ngữ tiếng nước ngoài, tuy được sử dụng thông dụng tại Việt Nam nhưng khi đăng ký kinh doanh Spa sẽ được dịch ra là dịch vụ chăm sóc sắc đẹp. Spa có rất nhiều loại, thông dụng phải kể đến là Day Spa, Beauty Spa, Clinic Spa,...

- Day spa: là loại spa phổ biến nhất hiện nay, bao gồm các dịch vụ thư giãn, nghỉ ngơi chăm sóc cơ thể trong bể sục nước, xông hơi tinh dầu, chăm sóc da mặt bằng mỹ phẩm, massage da,... Loại hình này chú trọng vào nguồn vật liệu, phương pháp và máy móc chuyên dụng massage, tắm, xông hơi.

- Beauty spa: chuyên làm đẹp bên ngoài và chăm sóc da như: tẩy tế bào chết, làm trắng da, massage, trị mụn, dưỡng ẩm da,… Sử dụng nhiều công cụ từ thiên nhiên để làm đẹp như: đá, lá cây, hoa,...

- Clinic spa: là loại hình spa sử dụng các phương pháp và máy móc tác động lên vẻ ngoài của dùng. Clinic spa thường được tích hợp chung với Beauty spa. Chuyên cung cấp các dịch vụ như: tắm trắng, bắn laze xóa mụn, đắp mặt nạ, triệt lông,... Hoặc một số dịch vụ làm đẹp liên quan như: nối uốn mi, xăm chân mày, xăm môi,...

b) Massage
Massage là thuật ngữ tiếng anh nghĩa là “xoa bóp” trong tiếng việt, thượng được gọi lái là mát-xa. Massage - xoa bóp là một phương thức người xoa bóp sẽ sử dụng tay, chân , khuỷu tay, đầu gối,... để xoa, bóp, nắn, bấm huyệt, vỗ, rung các phần cơ, xương trên cơ thể khách hàng.

Massage được biết đến như một nhánh của vật lý trị liệu nhằm tuần hoàn dòng máu, phục hồi và nâng cao sức khỏe con người. Massage hiện nay phát triển thành rất nhiều loại hình đang dạng, nhưng phổ biến nhất có 3 loại sau đây:

- Massage chân: thường được làm bằng tay/ các ngón tay hoặc các dụng cụ nhọn để ấn vào các huyệt đạo trên bàn chân. Từ đó biết được tình trạng tốt xấu của ngũ tạng bên trong cơ thể và cải thiện kịp thời. Hiện nay được sử dụng thêm các loại máy nước sục thảo dược, thuốc hoặc thảm có đốt massage.

- Massage vật lý trị liệu: người massage dùng lực tay chân tác động lên cơ, xương, khớp của người được massage kết hợp với các đòn vặn nắn nhằm chữa trị các rối loạn cơ bắp xương khớp hoặc các rối loạn cảm xúc tâm lý, giảm stress do áp lực gây nên. Phương pháp này còn được kết hợp thêm thuốc băng bó, ủ cơ, xông thuốc,...

- Massage đá: là phương pháp sử dụng các loại đá với nhiều kích cỡ lớn nhỏ khác nhau để truyền nhiệt (nóng hoặc lạnh) đến cơ thể con người, chủ yếu là tác động lên da. Massage đá có 2 loại là Đá nóng và Đá lạnh. Khi sử dụng hai loại đá này sẽ mang lại lợi ích khác nhau, đá nóng dùng để thông mạch máu dưới da, đá lạnh dùng để se khít lỗ chân lông là chủ yếu.

3/ Tên gọi các ngành nghề khi đăng ký kinh doanh (Spa) dịch vụ làm đẹp
Theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành nghề kinh doanh thì các mã ngành đăng ký kinh doanh liên quan đến dịch vụ chăm sóc sắc đẹp (Spa) bao gồm:

- 9610: Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự (trừ hoạt động thể thao). Chi tiết nhóm này gồm: Dịch vụ tắm hơi, massage, tắm nắng, thẩm mỹ không dùng phẫu thuật (đánh mỡ bụng, làm thon thả thân hình…);

- 9631: Cắt tóc, làm đầu, gội đầu. Chi tiết nhóm này gồm:
Cắt tóc, gội đầu, uốn, sấy, nhuộm tóc, duỗi thẳng, ép tóc và các dịch vụ làm tóc khác phục vụ cả nam và nữ; phun thêu thẩm mỹ chân mày, mắt môi

Cắt, tỉa và cạo râu
Massage mặt, làm móng chân, móng tay, trang điểm,...

- Loại trừ: Làm tóc giả được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu).

Vì thế, theo quy định của pháp luật, Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp (Spa) là hoạt động chăm sóc sắc đẹp không gây chảy máu, không thực hiện phẫu thuật thay đổi bên trong cơ thể con người giống như phẫu thuật thẩm mỹ hay thẩm mỹ viện.

4/ Phân biệt kinh doanh spa theo doanh nghiệp và theo hộ gia đình
Kinh doanh dịch vụ Spa cũng giống như mở một công ty kinh doanh thông thường. Kinh doanh dịch vụ làm đẹp Spa là cơ sở được thành lập với mục đích cung cấp dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, phải đăng ký thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam.

Hộ gia đình kinh doanh dịch vụ Spa thuộc dạng kinh doanh nhỏ theo hộ gia đình/ tư nhân. Do một cá nhân hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ thành lập. Spa hộ gia đình vẫn phải đăng ký hộ kinh doanh cá thể theo pháp luật Việt Nam.

5/ Mở spa cần những điều kiện gì?
a) Điều kiện kinh doanh Spa không bao gồm massage (xoa bóp)
Chủ thể kinh doanh cần tiến hành đăng ký kinh doanh bằng 1 trong 2 phương thức sau: Đăng ký hộ kinh doanh cá thể hoặc đăng ký thành lập công ty, và khi đăng ký ngành nghề kinh doanh có đăng ký ngành nghề như sau:

Nếu chủ thể kinh doanh đăng ký ngành nghề chăm sóc sắc đẹp không bao gồm hoạt động xoa bóp (massage) thì chủ thể tiến hành đăng ký kinh doanh bình thường và được hoạt động kinh doanh sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Nếu chủ thể kinh doanh đăng ký ngành nghề chăm sóc sắc đẹp có bao gồm hoạt động xoa bóp (massage) thì chủ thể kinh doanh tiến hành đăng ký hoạt động kinh doanh và phải đáp ứng các điều kiện sau:

• Thứ nhất, Xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự theo nghị định số 96/2016/NĐ-CP;
• Thứ hai, Đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP Quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:

b) Điều kiện kinh doanh Spa có massage (xoa bóp)
Điều kiện để mở Spa chăm sóc da, Spa đông y, Spa thẩm mỹ khá khác nhau về yêu cầu và các loại giấy phép cần nộp. Đối với Spa có thêm dịch vụ massage cần thỏa những điều kiện sau.

- Điều kiện về cơ sở vật chất:
Địa điểm cố định, có đủ ánh sáng, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình. Các phòng xoa bóp phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
• Mỗi phòng xoa bóp có chuông cấp cứu bố trí một chiều từ phòng xoa bóp tới phòng bác sĩ hoặc nơi đón tiếp khách hàng;
• Có bản quy trình kỹ thuật xoa bóp chữ to, dễ đọc dán hoặc treo trên tường phòng xoa bóp in trên khổ giấy A1.
• Có buồng tắm hợp vệ sinh, bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để chăm sóc khách hàng.

- Điều kiện về thiết bị:
• Có giường xoa bóp hoặc ghế hoặc đệm phù hợp; ga trải giường, gối, khăn tắm phải bảo đảm vệ sinh;
• Có giường khám bệnh, tủ thuốc cấp cứu, bàn làm việc và một số dụng cụ y tế (ống nghe, huyết áp, nhiệt kế, bơm kim tiêm) tại phòng trực của bác sỹ;
• Có đủ thuốc cấp cứu thông thường.

- Điều kiện về nhân sự:
• Điều kiện về nhân sự khi mở Spa (nhất là Spa đông y), người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp phải là bác sỹ hoặc y sĩ hoặc kỹ thuật viên thuộc một trong các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền hoặc có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa phục hồi chức năng, vật lý trị liệu hoặc y học cổ truyền.

Trường hợp có chỉ định thuốc thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sỹ các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền

• Người làm việc tại cơ sở nếu có thực hiện kỹ thuật xoa bóp thì phải có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo về xoa bóp do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
• Nhân viên thực hiện kỹ thuật xoa bóp phải mặc trang phục gọn, sạch, đẹp, có phù hiệu ghi rõ tên cơ sở, tên nhân viên, có ảnh 3cm x 4cm.
• Cơ sở dịch vụ xoa bóp không thuộc loại hình phải cấp giấy phép hoạt động nhưng trong thời hạn 10 ngày, trước khi hoạt động phải có văn bản thông báo đủ điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở để quản lý. Văn bản thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.

6/ Quy trình đăng ký giấy phép kinh doanh spa
a) Thủ tục và hồ sơ đăng ký kinh doanh Spa theo hộ gia đình
Đối với thủ tục đăng ký kinh doanh spa nhỏ chỉ cần đăng ký theo hình thức hộ cá thể. Đối với trường hợp đăng ký kinh doanh Spa theo hộ gia đình chỉ cần lên cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Quận/Huyện (tại Ủy ban).
- Bước 1: Chủ Spa hoặc người đại diện hộ gia đình chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

Hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Điền đầy đủ thông tin tên hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh, ngành nghề, số vốn.

• Đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình thành lập cần liệt kê đầy đủ thông tin: họ, tên, số và ngày cấp CMND, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân tham gia.
• Bản sao CMND, Hộ khẩu (công chứng)
• Bản sao chứng chỉ hành nghề Spa (công chứng)
• Hợp đồng thuê mặt bằng. (Đối với hộ kinh doanh thuê mặt bằng hoặc đăng ký địa điểm kinh doanh khác địa chỉ thường trú hoặc địa chỉ trên hộ khẩu). Nếu bạn kinh doanh tại nhà (hộ khẩu đứng tên bạn hoặc có tên bạn bên trong) thì không cần chuẩn bị mục này.

- Lưu ý: Khi đến nộp hồ sơ, bạn cần mang theo bản chính chứng minh/ Passport và tất cả giấy tờ liên quan phòng trường hợp cần đến.

- Bước 2: Chủ Spa nhật biên nhận, sau 5 ngày làm việc sẽ được cấp giấy chứng nhận đã đăng ký kinh doanh hộ gia đình. Chủ Spa chịu trách nhiệm pháp lý sẽ trực tiếp ký vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nộp lại Giấy biên nhận hồ sơ và nộp lệ phí là hoàn thành.Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu, cơ quan tiếp nhận thông báo rõ nội dung cần sửa đổi bổ sung bằng văn bản và bạn cần chuẩn bị những hồ sơ bô sung đó để tiếp tục quy trình đăng ký.

b) Thủ tục và hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Spa
Khi bạn có nhu cầu mở Spa với quy mô lớn cần đăng ký kinh doanh theo trình tự đăng ký của doanh nghiệp, quy định tại Điều 27 Luật Doanh Nghiệp.

- Bước 1: Lập Hồ sơ đăng ký kinh doanh sẽ phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp/ loại hình Spa mà bạn lựa chọn.
- Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh Spa tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh cùng cấp khác.
- Bước 3: Trong thời hạn 3 ngày làm việc cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tình hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho bạn.
- Bước 4: Sau khi được thành lập, Để kinh doanh Spa, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:

• Nếu Spa của có hoạt động xoa bóp thì bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện theo Quy định tại Thông tư 11/2001/TT-BYT và phải xin Giấy phép đủ điều kiện về an ninh trật tự theo Quy định tại nghị định 72/2009/NĐ-CP trước khi bắt đầu hoạt động.

• Nếu Spa của bạn không có hoạt động xoa bóp, chỉ có các dịch vụ làm đẹp thông thường thì có thể tiến hành hoạt động sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh.

7/ Phí, lệ phí nhà nước về cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ Spa
Lệ phí khi tiến hành đăng ký kinh doanh và xin cấp Giấy chứng nhận được niêm yết cụ thể tại từng trụ sở nơi tiến hành đăng ký. Đăng ký kinh doanh là 200.000 đồng/lần; Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động là 100.000 đồng/ hồ sơ.

Tuy nhiên do tính chất khó khăn và nhọc nhằn của việc thu thập thấy tờ nền nhiều người đã sử dụng dịch vụ đăng ký qua trung gian có giá giao động từ 2tr đến 5tr đồng một lần đăng ký tùy quy mô và loại hình Spa.

8/ Cách quản lý spa hiệu quả
Đối với loại hình doanh nghiệp đặc thù như Spa cần tìm hiểu kỹ càng, thường xuyên cập nhập thông tin và phương pháp làm đẹp tiên tiến nhất. Đầu tư vào một hệ thống quản lý chuyên nghiệp và phù hợp sẽ giúp Spa của bạn vận hành trơn tru hơn. Từ đó, khách hàng thêm tin tưởng và gắn bó lâu dài với Spa của bạn.

Sở hữu phương pháp quản lý hiệu quả sẽ tạo nên sự chuyên nghiệp nghiệp trong mắt khách hàng và nhân viên giúp nhân viên thích thú và tận tâm với nghiệp vụ của mình.

a) Tìm hiểu các kiến thức về Spa
Spa hiện nay có vô số loại hình khác nhau và thay đổi từng ngày, việc sở hữu kiến thức căn bản về spa và các phương pháp vẫn chưa đủ. Cần thường xuyên cập nhật thông tin về các sự kiện, xu hướng làm đẹp trên thế giới để bổ sung kiến thức và đào tạo lại nhân viên spa. Việc đi đầu trong các xu hướng làm đẹp mới hoặc sở hữu phương pháp spa độc đáo không nơi nào có sẽ giúp cho spa của bạn khác biệt với các spa khác.

b) Xác định loại hình Spa
Quy mô Spa lớn không đồng nghĩa với việc tích hợp tất cả loại hình Spa. Nhiều trung tâm Spa với quy mô to, nhiều chi nhánh nhưng không chuyên một mảng Spa nào và đội ngũ nhân viên không có nghiệp vụ cao thì cũng không hiệu quả trong thời gian lâu dài.

Nên đầu tư phát triển tốt một mảng Spa với chất lượng tốt và thường xuyên nâng cấp hệ thống cũng như tay nghề nhân viên. Điều này sẽ giúp bạn nổi tiếng trong một lĩnh vực Spa nhất định, thu hút được nhóm đối tượng phù hợp và giữ chân khách hàng lâu hơn.

c) Chuyên môn của nhân viên
Spa là một loại hình dịch vụ nên yếu tố con người - nhân viên là vô cùng quan trọng cần được đầu tư. Để nhân viên luôn phục vụ khách hàng tốt bạn nên tổ chức các buổi đào tạo huấn luyện thường xuyên giúp nhân viên bổ sung kiến thức và nâng cao tay nghề cũng như đồng bộ về mặt nghiệp vụ cho toàn thể nhân viên.

Tạo điều kiện cho nhân viên thi lấy các chứng chỉ cần thiết hoặc hợp tác với những chuyên gia/ cố vấn về chăm sóc sắc đẹp đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật và sẽ tạo dựng niềm tin và sự chuyên nghiệp của Spa trong mắt khách hàng. Quản lý nhân viên chặt chẽ theo ca làm, tránh tình trạng phát sinh các công việc ngoài luồng vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến trung tâm của bạn.

Nguồn: Posapp


Shopee hoàn xu

DMCA.com Protection Status

Bài viết liên quan

Kinh doanh online toàn tập - Chap 15: Chiến lược bán hàng và marketing cơ bản cho Kinh doanh doanh Online
Kinh doanh Online toàn tập - Chap 2: Kinh doanh Online là gì? Thương mại điện tử là gì?
Tướng do tâm sinh – Kỳ 4: Mỗi người sau 40 tuổi đều phải chịu trách nhiệm cho khuôn mặt của mình
12 bài học khởi nghiệp từ Steve Jobs
15 bài học kinh doanh thiết thực từ bố già Corleone
Công thức tính giá menu nhà hàng, quán cafe