Việt Nam đứng 2 thế giới về thói quen chat trước khi mua hàng

Việt Nam đứng 2 thế giới về thói quen chat trước khi mua hàng

Shopee hoàn xu

Báo cáo do Facebook và đối tác thực hiện cho thấy người Việt đứng thứ nhì về thói quen trao đổi qua phần mềm chat với người bán trước khi mua hàng.

Facebook thử nghiệm tính năng hỗ trợ "livestream" bán hàng
36 Ý Tưởng Khuyến Mại Giúp Tăng Doanh Số Bán Hàng
Facebook, Zalo là kênh bán hàng và tiếp thị phổ biến nhất tại Việt Nam

Facebook vừa dẫn báo cáo của Boston Consulting Group cho thấy người dùng Việt Nam đứng thứ nhì trong các quốc gia được khảo sát về thói quen chat với người bán khi cần mua hàng. Khảo sát của Boston Consulting Group thực hiện trên 9 quốc gia đại diện cho từng khu vực gồm Mỹ, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Brazil,… Trong đó khảo sát tại Việt Nam được thực hiện trên 1.310 người, trong thời gian tháng 5 đến tháng 8/2019.

Nhiều người Việt thường có thói quen chat tìm hiểu hàng hoá trước khi mua. Ảnh: FPT Shop

 

Ông Nguyễn Tường Huy - Giám đốc quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tại Facebook - cho biết khá bất ngờ khi Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu thế giới về xu hướng bán hàng qua trao đổi trực tuyến (chat). Thông thường, người dùng Internet sẽ hỏi thăm người bán hàng về thông tin hàng hoá, mặc cả giá bán, sử dụng tin nhắn chat để chốt đơn hàng…

Khảo sát cho thấy 69% người được khảo sát có nghe đến việc chat và mua bán trên Facebook. 53% người cho biết đã từng thực hiện việc chat với người bán trước khi mua hàng. Trong đó, có đến 36% người cho biết đã từng thực hiện mua sắm thông qua ứng dụng chat.

“Nghĩa là tại Việt Nam, cứ 1 trong 3 người được khảo sát đều đã mua bán qua ứng dụng chat, tỷ lệ này rất cao so với trung bình toàn cầu chỉ 16%”, ông Huy đánh giá. Ngoài ra, 50% người cho biết mua bán qua chat là lần đầu tiên họ thực hiện mua sắm qua mạng, tức nền tảng trò chuyện trực tuyến đóng vai trò như bước đi đầu tiên của nhiều người đến với thương mại điện tử.

Xét về tổng thể, Thái Lan dẫn đầu khảo sát về thói quen trò chuyện trực tuyến trước khi mua hàng. Trả lời ICTnews, ông Huy cho biết không có khoảng cách lớn giữa Việt Nam và Thái Lan trong khảo sát này. Trong một số tiêu chí, Việt Nam vượt Thái Lan và ngược lại. Nhìn chung, Thái Lan và Việt Nam khá tương đồng nhau và cùng nhau tạo sự khác biệt lớn so với các quốc gia còn lại trong khảo sát.

Ông Huy giải thích rằng văn hoá và xã hội của Việt Nam và Thái Lan khá tương đồng, tạo ra thói quen thích chat khi mua hàng. Ngoài ra, việc trò chuyện với người bán nhằm để tìm hiểu thông tin, xây dựng sự tin tưởng và tìm hiểu chất lượng sản phẩm khi mua hàng.

Đại diện Facebook cho biết xu hướng mua hàng thông qua đối thoại trực tuyến đang phát triển mạnh trong vòng một năm trở lại đây. Nghiên cứu cho thấy việc mua hàng qua chat kết hợp được điểm mạnh của cả phương thức mua hàng tại cửa hàng lẫn mua hàng trực tuyến. Chẳng hạn, chat với người bán hàng giúp người dùng có thể nói chuyện trực tiếp để tìm hiểu thông tin và mặc cả giá bán, có thể mua hàng bất kể thời gian nào, có nhiều chọn lựa khi mua hàng. 50% người chọn phương thức mua bán này cho biết họ thích chat vì có thể biết thêm thông tin về sản phẩm và giá cả, 38% người thích phương thức này vì không phải bước ra ngoài cửa hàng, và 37% cho rằng chat với người bán có thể có câu trả lời ngay nên thích kiểu mua bán này.

Đại diện Facebook dẫn khảo sát cho thấy người thích chat khi mua sắm trải đều ở mọi lứa tuổi. Khác với Instagram tập trung nhiều người trẻ, nền tảng chat của Facebook có đủ mọi phân khúc người dùng khác nhau. Thậm chí nhóm người dùng từ 55-64 tuổi cũng sử dụng các tính năng chat này để thoả mãn nhu cầu nói chuyện, trao đổi với người bán trước khi mua hàng.

Khảo sát này cho thấy hai mặt hàng được mua nhiều nhất là thời trang và phụ kiện thời trang, và thức ăn. Kết quả này khá tương đồng với nhiều báo cáo trước đó về thương mại điện tử, khi thời trang luôn dẫn đầu trong danh sách các ngành hàng có doanh số cao nhất.

Theo ông Huy, khảo sát hỏi người dùng về mọi nền tảng chat nói chung, tuy nhiên trong số này có 70% người đang dùng các sản phẩm thuộc sở hữu Facebook (gồm mạng xã hội Facebook, Messenger, Instagram, Whatsapp).

Bán hàng online: 10 bí quyết quan trọng để có doanh thu Khủng

Shopee hoàn xu

DMCA.com Protection Status

Bài viết liên quan

9 lý do vì sao trầy trật mãi vẫn không khá nổi
 Thuật toán TikTok và 9 cách giúp video của bạn lên xu hướng 2024
CÔNG THỨC BIẾN NGƯỜI DƯNG THÀNH KHÁCH HÀNG TRUNG THÀNH
Chạy quảng cáo bằng tệp uid-sdt có thực sự hiệu quả ?
Tìm kiếm và khai thác khách hàng tiềm năng
6 Bí mật thành công của một chiến dịch marketing cần thuộc lòng