10 cách độc đáo để xây dựng thương hiệu cá nhân
- 1. Xây dựng mối quan hệ với đúng người.
- 2. Tạo ra một kênh tiếp thị đầy “ám ảnh tốt”.
- 3. Rèn luyện sự tự tin.
- 4. Ngớ ngẩn một chút. Tại sao không?
- 5. Phát triển nội dung- không đi đường vòng.
- 6. Hãy tạo ra một cộng đồng của riêng mình.
- 7. Xây dựng sự ủng hộ.
- 8. Tìm người để gây hấn!
- 9. Câu chuyện- đòn bẩy
- 10. Hãy thử AMA
Tôi sẽ không bao giờ đưa cho bạn những lời khuyên kiểu như “hãy ra ngoài kia và tham gia vào các sự kiện”, tôi cũng không bảo bạn những lời sáo rỗng kiểu như “hãy là chính bạn". Những lời khuyên kiểu đó và nhiều hơn thế nữa luôn được lập đi lập lại một cách chán ngấy. Vậy bạn có thể làm gì để xây dựng thương hiệu cá nhân?
Kinh doanh online toàn tập - Chap 9: Xây dựng thương hiệu cho người mới kinh doanh online
Case Study làm thương hiệu trên Facebook
5 yếu tố cốt lõi và 8 bước triển khai xây thương hiệu cá nhân
Hãy nghĩ về những điều bạn cần phải làm nhiều hơn: Nếu bạn muốn trở nên đặc biệt, điều bạn cần làm là phá vỡ các nguyên tắc. Dưới đây là 10 cách tiếp cận độc đáo nên thử dành cho những ai đang trên con đường xây dựng thương hiệu cá nhân. Tôi không khuyến khích bạn đọc dùng tất cả mọi cách, thay vào đó, hãy chọn ra một hoặc một số cách phù hợp, hiệu quả với đối tượng của bạn.
1. Xây dựng mối quan hệ với đúng người.
Tìm những người có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực của bạn và cả những người thuộc mid-level cũng đang cố gắng xây dựng thương hiệu riêng của họ. Hãy gặp trực tiếp họ và bắt đầu xây dựng một mối quan hệ đúng nghĩa, hãy nhớ, mối quan hệ đúng nghĩa chứ không phải là một “mạng lưới” quan hệ hời hợt, vô bổ. Hãy để mối quan hệ ấy phát triển thân thiết hơn và tiến đến một tình bạn trân thành quả là một điều tuyệt vời
Chỉ cần bạn có một vài mối quan hệ thân thiết với bạn bè trong ngành của mình, điều này cũng có thể “khiến” hơn 100 người khác “biết đôi chút” về thương hiệu của bạn.
2. Tạo ra một kênh tiếp thị đầy “ám ảnh tốt”.
Các chuyên gia cho rằng khi làm marketing bạn cần xây dựng được một nội dung và chiến lược phát trển nội dung đủ mạnh trên các kênh tiếp thị. Điều này đúng nhưng chưa đủ!
Bắt tay vào xem xét, nghiên cứu về những cách mà khách hàng của bạn “tiêu hóa” thông tin và bạn sẽ trở thành một bậc thầy về gắn kết giá trị của sản phẩm tới khách hàng trên kênh tiếp thị của mình.
Thử tìm hiểu xem Gary Vaynerchuk đã tập trung video để phát triển sự nghiệp kinh doanh Wine Library của gia đình anh ấy như thế nào.
Cũng trong vấn đề xây dựng thương hiệu, giám đốc điều hành Amazone Jeff Bezos cho rằng: “Thương hiệu của một công ty cũng giống như danh tiếng của một cá nhân. Bạn có được danh tiếng chỉ khi bạn cố gắng hoàn thành tốt những điều khó khăn.”
3. Rèn luyện sự tự tin.
Đây là vấn đề không phải bàn cãi rằng: “Tôi sẽ được tiến cử vì tôi là một người quan trọng”. Bạn tự tin hơn bạn nghĩ, điều đó sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua những vùng nước chưa được thăm dò và thử làm những điều mới, những điều khác biệt để xây dựng thương hiệu cá nhân của mình.
Đó là lí do bạn cần luyện tập sự tự tin của mình mỗi ngày. Bước ra thế giới rộng lớn ngoài kia và đạp vỡ vùng an toàn của chính bạn. Yolo
4. Ngớ ngẩn một chút. Tại sao không?
Mọi người thường nói “chính sự chuyên nghiệp của bạn sẽ quyết định thương hiệu của bạn”. Ồ, một lời khuyên không tồi - nhưng nghe thật chối tỉ làm sao. Trên thực tế, con người chúng ta muốn những kết nối thật sự. Có lẽ bạn sẽ nhận được nhiều tương tác từ phía độc giả hơn nếu họ cảm nhận được một chút gì đó “cá nhân”, tất cả mọi người đều- mọi chuyên gia đều có một chút “ngốc nghếch” bên trong, không chỉ đơn thuần là những cái đánh chuyên nghiệp mà bạn vẫn nhìn thấy bên ngoài.
Tôi là một chuyên gia khi cần thiết, nhưng tôi cũng sẵn sàng cho mọi người thấy tôi là một người hài hước, lãng mạn trong những lúc thích hợp. Có quá nhiều người mắc sai lầm khi họ luôn cố gắng đàn áp và dấu diếm cái tôi của mình khi xây dựng thương hiệu cá nhân của mình, thay vào đó, họ chỉ chăm chăm bày ra những thứ chuyên nghiệp nhà nghề khô khan, nhàm chán.
Hãy ngớ ngẩn đáng yêu một chút. Hãy sắm lấy một cái ảnh đại diện so cute trên Snapchat như tôi chẳng hạn. Quá thú vị phải không, đó cũng là lí do tôi thu hút sự chú ý của mọi người.
5. Phát triển nội dung- không đi đường vòng.
Hãy xác đối tượng mà thương hiệu của bạn muốn tiếp cận đến. Tìm hiểu một chút về họ, thông qua mạng xã hội và những nội dung mà họ chia sẻ. Tiếp đến, điều bạn cần làm là tìm những nội dung có thể giúp ích cho điều họ quan tâm.
Chia sẻ điều bạn tìm thấy tới họ và nói, “ Tôi thấy bạn đang quan tâm tới lĩnh vực X, hoặc là bạn đang gặp vấn đề X, tôi nghĩ một chút thông tin này có thể hữu ích cho bạn.”
Đây cũng là cách bạn thỏa mãn khách hàng của mình, cũng như có thêm sự hủng hộ của nhiều “fan” hơn.
6. Hãy tạo ra một cộng đồng của riêng mình.
Vâng! Tạo ra một cộng đồng riêng của mình chứ không phải là tham gia vào một trong vô số các cộng đồng của người khác. Bạn có thể lập 1 nhóm online, hặc offline tập hợp những người quan tâm cùng một vấn đề cụ thể, hay có quan tâm tới lĩnh vực chuyên môn của bạn.
Nó thậm chí chả cần trở nên cầu kì hay đặc biệt gì cả, mọi nhóm trên Facebook hay Linkedin đều được khởi tạo bởi một cá nhân với một ý tưởng cụ thể. Hãy trở thành một trong số họ.
7. Xây dựng sự ủng hộ.
Thỏa mãn và gây dựng sự đồng tình từ mọi người xung quanh bạn, kể cả những người có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực của bạn. Điều này sẽ giúp bạn có những liên kết tích cực giữa thương hiệu của bạn với của họ. Bạn có thể làm điều này bằng cách:
- Thông qua những buổi trò chuyện, gặp gỡ
- Trở thành nhà bảo trợ nội dung, trong một hội thảo nào đó chẳng hạn
- Trở thành đồng tác giả của một “nội dung” nào đó.
8. Tìm người để gây hấn!
Hẳn là tôi đang đưa cho bạn một lời khuyên khá gây tranh cãi. Nhưng quả thật, đôi lúc, bạn chỉ cần ra ngoài và tạo “sóng” mà thôi.
Trong ngành của bạn, hẳn có những người luôn tự nhận mình là chuyên gia nhưng thực tế họ chỉ là những kẻ hiếu chiến, khoe khoang, hoặc một số người khác thì có những quan điểm, góc nhìn rất lạ về một vấn đề nào đó. Hãy tìm đến họ, bạn có thể tag anh/ cô ta vào những comment, những dòng chia sẻ trên các mạng xã hội và có thể tạo ra một cuộc tranh luận ngay lúc đó. Đó phải là một cuộc thảo luận mang tính xây dựng, dựa trên hiểu biết, nhưng đôi khi đừng sợ “bẻ cong” đi chút ít.
9. Câu chuyện- đòn bẩy
Kể một câu chuyện để thu hút sự chú ý- ngày ngay không ai còn xa lạ với cách thức này. Nhưng đáng ngạc nhiên là một phần không nhỏ người ta vẫn không sử dụng câu chuyện như những đòn bẩy đúng nghĩa. Hơn 50 năm qua, thật đáng buồn là rất nhiều người làm marketing B2B vẫn không biết sử dụng loại nội dung nào để cho hiệu quả cao. Ngay cả khi họ cố gắng kết nối đến khách hàng qua những câu chuyện, họ vẫn đang nhầm lẫn một số thứ.
Đem những câu chuyện vào trong chiến lược xây dựng thương hiệu của bạn là một ý tưởng tuyệt vời. Nhưng lạ thay, rất ít người thực hiện điều này!
“Những câu chuyện tốt nhất luôn có yếu tố con người”- Patrick Armitage – giám đốc marketing của BlogMutt đã từng nói “Khi mà không có liên kết cá nhân, đó không phải là một câu chuyện, đó là một đoạn thông tin đơn thuần.”
10. Hãy thử AMA
AMA- ask me anything (tạm dịch: hãy hỏi tôi bất cứ điều gì)
Hãy tạo tài khoản trên các trang như Reddit hay Quara để trả lời các câu hỏi. Sở hữu một AMA trên Reddit hay những cộng đồng mạng tương tự là một cách làm giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn trong lĩnh vực của mình. Hãy đảm bào rằng các câu trả lời của bạn đúng và hữu ích. Như vậy không cần nỗ lực quảng cáo nhiều, bạn cũng đã rất đáng tin cậy trong mắt mọi người.
Theo ITZ - Dịch từ Entrepreneur.com
Shopee hoàn xu