10 lời khuyên dành cho những người lần đầu làm CEO
Những lời khuyên bổ ích được tổng hợp từ kinh nghiệm của các CEO doanh nghiệp đã từng trài qua những giai đoạn ban đầu đấy khó khăn.
5 yếu tố quan trọng để lựa chọn bất kì một dự án kinh doanh nàoCác nguyên nhân công ty khởi nghiệp thất bại
Muốn kiếm tiền đừng ăn xổi
1. Tạo ra thứ mà mọi người muốn
Có rất nhiều người hiểu sai về điều này. Làm sản phẩm mà khách hàng muốn là điều đúng đắn, nhưng liệu sản phẩm đó có thật sự đủ tốt để họ bỏ tiền ra và mua nó thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. CEO có thể tự cho rằng sản phẩm của mình đủ tốt tới mức nào đi chăng nữa thì hãy kiểm tra nó trước với thị trường, nếu không nhận được sự hưởng ứng tích cực thì CEO có thể học được rất nhiều từ thất bại đó. Điều quan trọng nhất là khi làm bất cứ sản nào, hãy nhìn vào việc liệu sản phẩm có giải quyết được vấn đề gì cho khách hàng hay không. Vì thật sự, chẳng ai sẽ chịu bỏ tiền để nếu sản phẩm của bạn không giải quyết được vấn đề của họ.
2. Thuê chậm, đuổi nhanh
Đội hình của một startup luôn cần những tế bào vững mạnh nhất. Đương nhiên việc tuyển dụng cũng là một trong những việc tối quan trọng. CEO cũng nên dành khoảng 1/3 thời gian vào việc tìm kiếm nhân tài. Đó cũng là lý do vì sao có nhiều người chọn cách thuê những người mà họ đã biết trước hoặc thuê những người bạn của bạn họ. Cân đong đo đếm kỹ lưỡng sẽ mang lại rất nhiều hiệu quả cho công việc về sau. Đuổi việc cũng là một trong những quyết định khó khăn. CEO cần phải nhìn rõ rằng sẽ có những người không bao giờ thay đổi, hoặc những người không thể hoà nhập được vào văn hoá công ty, hay những người có đạo đức không tốt sẽ càng kéo doanh nghiệp đi xuống, để họ càng lâu sẽ càng làm mất thời gian của cả hai bên. Vì vậy phải cần nhìn ra ai là người phù hợp và không phù hợp.
3. Xây dựng một ban quản trị tốt
Nếu xung quanh CEO luôn có những người có thể truyền cảm hứng làm việc được thì đó là điều rất tốt. Vì vậy những thành viên trong hội đồng quản trị rất quan trọng. Họ có thể là những người cộng sự và những người hướng dẫn giúp CEO hiểu thêm được nhiều điều. Hơn thế nữa, với một hội đồng quản trị tốt, công ty sẽ dễ dàng lọt vào mắt xanh của các nhà đầu tư hơn. Đặc biệt, nếu những thành viên đó có kỹ năng quản lý cấp cao sẽ rất có lợi cho các startup khi phát triển lớn về sau này. Vì vậy hãy tìm kiếm những người thật tài giỏi và phù hợp trong ban hội đồng quản trị cũng là một trong những điều tối quan trọng.
4. Tập trung vào phát triển, phát triển
Paul Graham đã từng viết Startup=Phát triển. Việc liên tục phải phát triển là một trong những yếu tố sống còn của startup. Sự phát triển đó có thể là về doanh thu, hoặc tăng lượng user nếu như startup vẫn đang xây dựng user base và tạm thời chưa thể thương mại hoá được sản phẩm của mình được. Nhất thiết startup phải có một sự phát triển không ngừng. Chúng ta có thể đặt ra những chỉ tiêu cho nhóm và cố gằng hoàn thiện nó trong khoảng thời gian nhất định. Một tuần thành công cán mốc chỉ tiêu cũng là một động lực lớn để chúng ta hướng đến nhứng cái đích xa hơn.
5. Đừng để mất cảm hứng
Khi đã có cảm hứng, công việc sẽ trở nên vô cùng trôi chảy và suôn sẻ. Nhưng một khi mọi thứ trở nên suôn sẻ, những người lãnh đạo sẽ lơ là và dễ bị tuột xuống dốc. Vì vậy hãy luôn tập trung vào những mục tiêu, đừng chú trọng quá nhiều đến những thành công nhất thời. Hơn thế nữa việc xây dựng lửa nhiệt huyết trong công ty cũng là một việc cần làm. Có mất lửa hay không còn phụ thuộc vào yếu tố con người rất nhiều. Nếu mất đi tinh thần đó, việc đem nó trở lại sẽ khó gấp nhiều lần.
6. Giữ sự tập trung cao độ
Hãy luôn tập trung vào bản thân của mình hơn là tập trung vào đối thủ. Nếu những CEO dành quá nhiều thời gian để dò xét người khác. Một ngày nào đó những sản phẩm của công ty sẽ trở nên giống họ. Hơn thế nữa chúng ta đang ở trong một thế giới tràn ngập khó khăn cũng như cơ hội, nó cũng là một tác động lớn dễ khiến chúng ta xao nhãng. Vì vậy để xây dựng một sản phẩm hoàn chỉnh, CEO cần sự tập trung hết mình cho sản phẩm. Nếu để cho năng lượng của mình phân chia khắp mọi nơi, chúng ta sẽ chỉ làm ra những sản phẩm “một nửa” không thật sự như mong đợi.
7. Học cách nói trước đám đông
Những doanh nghiệp thường được biết đến như những người tạo ra những sản phẩm có giá trị. Tuy nhiên đó chỉ là một nửa câu chuyện, những doanh nghiệp thật sự là những người không chỉ tạo ra sản phẩm, họ còn phải là những người có thể thuyết phục được người khác phải mua sản phẩm của mình. Vì vậy hãy học cách nói trước đám đông, thuyết phục các nhà đầu tư, tạo ra những chương trình hấp dẫn để thu hút người dùng, v.v. Sự tự tin và khả năng thuyết phục được người khác mua sản phẩm của mình là một trong những điều tiên quyết cần phải có của một startup.
8. Giữ vững mục tiêu
Luôn giữ vững mục tiêu chính là một trong những yếu tố quyết định cho những thành công sau này. Văn hoá thất bại là một điều rất thường thấy tại các startup, tuy nhiên cũng có rất nhiều người bỏ cuộc ngay khi vừa vấp ngã. Nếu biết “cứng đầu” và quyết tâm đúng lúc, có lẽ chúng ta sẽ có thể thay đổi cục diện dễ dàng hơn. Thất bại cũng là một trong những cách để tìm ra điều gì phù hợp và không phù hợp với startup của mình. Trên thế giới đã biết quá nhiều tấm gương thất bại và đứng lên một cách mạnh mẽ, có lẽ startup nên cần hoan nghênh sự thất bại như là những nấc thang đầu tiên cho thành công, hay ít nhất là họ đã có một quá trình trải nghiệm xương máu.
9. Tiết kiệm
Việc kiếm được nhiều tiền đầu tư cũng là một trong những nguyên nhân gây thất bại cho startup. Sự thật là càng nhiều tiền, chúng ta sẽ càng dễ ỷ lại hơn rất nhiều. Càng đầy đủ, nó càng giết đi sự sáng tạo, giết đi tinh thần “cái khó ló cái khôn” của các startup. Vì vậy hãy tiết kiệm nhiều nhất khi có thể, nó sẽ giúp bạn cân bằng về tài chính cũng như thôi thúc bản thân tìm ra nhiều giải pháp hơn để giải quyết vấn đề, thay vì dùng tiền.
10. Ăn mừng chiến thắng
Có lẽ ai cũng biết, theo đuổi một startup là một trong những công việc không hề dễ dàng. Cũng như một cơ thể bình thường, khi làm việc quá sức các cơ của chúng ta sẽ mết mỏi, đương nhiên khi mệt thì phải cần nghỉ ngơi. Hãy nghỉ ngơi và cân bằng giữa cuộc sống và công việc, nếu đã làm việc cật lực, và CEO cũng cần phải tự thưởng cho mình những lúc nghỉ ngơi. Nó không chỉ giúp lấy lại năng lượng cho những lần chạy tiếp theo, mà còn giúp chúng ta có những sáng kiến và ý tưởng khác cho công việc sắp tới. Nếu không tự thưởng và ăn mừng đúng lúc, cơ thể của bạn sẽ là những nhân viên đầu tiên đình công không báo trước.
Theo TechinAsia
53 Ý Tưởng Kinh Doanh Cực Ăn Khách Ở Nước Ngoài Có Thể Áp Dụng Tại Việt NamShopee hoàn xu