13 sai lầm “bức tử” doanh nghiệp
- 1. Trốn tránh vấn đề
- 2. Thỏa mãn tất cả các khách hàng tiềm năng
- 3. Ôm đồm quá nhiều việc ngay từ đầu
- 4. Phớt lờ những câu trả lời
- 5. Sao chép mù quáng một công ty đã thành công
- 6. Nghĩ rằng để thành công thì chỉ cần có các sản phẩm tuyệt vời là đủ
- 7. Bỏ qua việc chứng minh ý tưởng
- 8. Vội vàng nâng cấp quy mô
- 9. Không thay đổi tầm nhìn
- 10. Cạn tiền
- 11. Làm việc chi tiết với những người đồng sáng lập sau
- 12. Dễ dãi trong việc tuyển dụng
- 13. Hài lòng với các số liệu tài chính cơ bản
Bạn có thể mắc nhiều sai lầm khi làm doanh nhân, có những sai lầm khiến bạn tụt hậu, nhưng cũng có những sai lầm tưởng chừng “bé như con kiến” lại mang sức mạnh hủy diệt khiến bạn khó có thể gượng dậy được. Học hỏi từ sai lầm của các doanh nhân khác sẽ giúp bạn tránh ngã đau khi đi vào vết xe đổ.
5 yếu tố quan trọng để lựa chọn bất kì một dự án kinh doanh nào
Các nguyên nhân công ty khởi nghiệp thất bại
Kaizen - Triết lý chữa bệnh lười doanh nghiệp Việt nên học hỏi
1. Trốn tránh vấn đề
Khi mọi việc không đi đúng hướng, điều bạn nên tích cực làm và làm không do dự là không nên trốn tránh. Chỉ khi bạn đối mặt với các vấn đề thì bạn mới có cơ hội tìm ra các giải pháp. Điều đó cũng có nghĩa là tránh giả vờ với các nhà đầu tư và nhân viên rằng mọi thứ đều ổn. Họ có thể giúp đỡ, vậy sao không để họ làm như vậy?
2. Thỏa mãn tất cả các khách hàng tiềm năng
Bạn không bao giờ có thể làm hài lòng tất cả mọi người. Điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ có thể phát triển được một sản phẩm hoặc dịch vụ hấp dẫn toàn bộ thị trường, chứ đừng nói là tất cả mọi người. Đừng phiền lòng. Hãy tập trung vào những điều bạn có thể làm cho một nhóm đối tượng nhất định.
3. Ôm đồm quá nhiều việc ngay từ đầu
Bạn muốn một sản phẩm hoặc dịch vụ khiến mọi người phải giật mình và thu hút người mua. Điều này có thể hiểu được, những cũng có một sự đánh đổi. Nếu bạn dành quá nhiều thời gian để chạy theo sự hoàn hảo, bạn sẽ không có thời gian để theo đuổi khách hàng. Điều đó sẽ tạo cơ hội cho đối thủ nhảy vào với một sản phẩm có thể không tuyệt vời nhưng có lợi thế là luôn bán sẵn.
4. Phớt lờ những câu trả lời
Bạn nên trò chuyện thường xuyên với nhân viên, nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại. Họ có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc và những lời khuyên giúp cải thiện công ty bạn. Nhưng điều đó chỉ xảy ra khi bạn thực sự lắng nghe và không bỏ qua những điều họ nói. Điều đó không phải là tự động làm những việc mọi người khuyên bạn làm, nhưng nếu bạn bỏ qua mọi thứ không đồng nhất với các giả định của bạn ngay lập tức, thì bạn đang phá nát công ty của mình.
5. Sao chép mù quáng một công ty đã thành công
Bạn thấy một công ty công công nghệ mới, ý tưởng nhà hàng, sản phẩm tiêu dùng hoặc các doanh nghiệp mới thành công khác. Sẽ là một sai lầm lớn nếu bạn cố gắng sao chép những điều mình thấy. Bạn có những khả năng, nguồn lực, ý tưởng và cơ hội khác. Nếu bạn không thể cải tiến đáng kể ý tưởng, thì hãy làm thứ khác. Vì sao lại bắt đầu lại với thứ đã tồn tại rồi?
6. Nghĩ rằng để thành công thì chỉ cần có các sản phẩm tuyệt vời là đủ
Ralph Waldo Emerson đã sai. Không phải cứ có sản phẩm tốt là thế giới sẽ đổ xô tới cửa nhà bạn. Bạn cần phải tạo ra một doanh nghiệp mạnh, học cách tiếp thị và giải quyết các vấn đề. Chỉ công ty trưởng thành mới có thể thành công. Nếu chỉ có sản phẩm tuyệt vời thôi thì bạn rất dễ bị chìm vào tình trạng không ai biết đến.
7. Bỏ qua việc chứng minh ý tưởng
Bạn chắc chắn rằng bạn biết mọi người muốn gì. Nhưng nếu bạn sai thì sao? Tất cả đều có thể. Thay vì cho rằng bạn thông suốt, hãy kiểm tra các ý tưởng của bạn. Tốt hơn là tìm ra và giải quyết các vấn đề từ đầu để bạn có thể tiếp tục một cách suôn sẻ và thành công hơn.
8. Vội vàng nâng cấp quy mô
Bạn muốn công ty bạn trở thành công ty bom tấn. Nhưng đừng lập kế hoạch như thế. Tạo dựng cơ sở hạ tầng và tuyển những người cần cho việc triển khai lớn là một sai lầm nếu bạn làm quá sớm vì bạn sẽ đốt cạn các nguồn lực trước khi có thể đánh giá được chi phí. Bắt kịp với tốc độ tăng trưởng rất khó khăn nhưng không bao giờ bắt kịp với năng lực thì còn tồi tệ hơn.
9. Không thay đổi tầm nhìn
Các doanh nhân thường đam mê ý tưởng và các kế hoạch của họ. Điều đó không có nghĩa là thế giới cũng vậy. Thay đổi các hoàn cảnh có thể đóng một số cánh cửa hoặc mở ra các cánh cửa khác. Hãy điều chỉnh ý tưởng của bạn khi cần thiết để công ty hoạt động hiệu quả.
10. Cạn tiền
Tiền được ví như máu của công ty bạn. Nếu bạn không thể cắt giảm những chi phí có thể giảm mà không đe dọa tới chất lượng sản phẩm hoặc hoạt động của công ty, bạn đã mở tĩnh mạch của công ty và đổ máu xuống sàn. Hãy quên đi văn phòng xa hoa và những đặc quyền đi kèm. Bạn càng tiết kiệm được nhiều tiền, bạn càng có nhiều thời gian để đưa mọi việc đi đúng hướng và chứng kiến công ty trở nên phát đạt.
11. Làm việc chi tiết với những người đồng sáng lập sau
Bạn mở doanh nghiệp với một đối tác, có thể là một người bạn cũ, và bống nhiên mọi việc không theo cách mong đợi của bạn. Ai đó không nỗ lực hoặc không thể đạt được các kết quả cần thiết. Nếu bạn không coi những vấn đề như vậy là dấu hiệu của sự chia tách, ai là người có quyết định cuối cùng hoặc khi nào và phải làm gì nếu bạn cạn vốn, thì bạn là người phải thụ động chờ mọi thứ xảy ra. Hãy đề cập các chi tiết ngay từ đầu.
12. Dễ dãi trong việc tuyển dụng
Tuyển dụng là một việc khó khăn và tốn kém. Bạn gặp những người có vẻ phù hợp và chỉ muốn đưa họ vào công ty ngay. Hãy khoan làm điều đó, trước hết hãy tạo ra một quy trình tuyển dụng thực sự. Đánh giá và xem xét các ứng viên để xem công ty bạn sẽ cần những kiểu chuyên gia về chuyên môn và quản lý nào.
13. Hài lòng với các số liệu tài chính cơ bản
Nếu bạn muốn phát triển công ty, bạn cần tính toán phù hợp với các nguyên tắc kế toán chung hoặc bộ nguyên tắc thông lệ kế toán, đó là điều mà các nhà đầu tư, các công ty đang muốn mua lại hoặc thị trường chứng khoán mong đợi. Hãy đặt ra các nguyên tắc này ngay từ đầu. Thêm nữa, hãy xem số liệu nào quan trọng nhất đối với công ty bạn và tạo ra những con số như thế. Biết về chi phí gia tăng của một đơn vị sản phẩm phụ, số tiền cần có để có một khách hàng mới, trị giá vòng đời của một khách hàng trung bình có thể tạo sự khác biệt trong việc ra quyết định của bạn.
(Theo hoclamgiau.vn dịch từ Inc)
4 bước tự động hóa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Shopee hoàn xu