3 bước tạo thương hiệu F&B
Danh mục nội dung Ẩn/Hiện
Thực ra , muốn tạo ra 1 thương hiệu có tổng 99.999 bước cơ , nhưng mà 3 bước này là 3 bước quyết định bạn có thể tồn tại hay không ? Và Bất kỳ 1 bước nào trong 3 bước này sai đều khiến bạn phải dẹp tiệm làm lại từ đầu.
4 thủ thuật tâm lý kinh điển trong đặt giá sản phẩm
7 nguyên tắc về chiến lược kinh doanh hiện đại
Tất tần tật các lưu ý, chia sẻ kinh nghiệm mở shop kinh doanh, cửa hàng bán lẻ
Bước 1 : Tạo concept
( đây là ngôn ngữ chuyên nghành đặc thù Linh không thể dịch sang tiếng Việt được. ) Concept chính là gì ? Là màu sắc , phong cách kinh doanh , phong thái đặc trưng mà chỉ cần nhìn vào họ nhận ngay ra thương hiệu của bạn.
Vd : Bạn nhìn vào ảnh Bánh Tráng Chế Liễu , ở đây bạn chọn màu đặt trưng là màu nghệ đất , Phong cách kinh doanh đậm chất miền tây nam bộ gồm ghế đẩu , mẹt tre , lá chuối lót. Nhìn vào bạn có thể nhận ra ngay đây là 1 quán phục vụ món ăn đặc thù.
Trước đây , bạn cũng chỉ kinh doanh 1 quán bánh tráng trộn rất bình thường. Như hàng tỉ tiệm bánh tráng trộn tại VN. Nhưng sau khi bạn tìm được concept thích hợp , trong vòng 3 tháng số quán đã đi ra khỏi phạm vi Tây Nình và đã nhượng quyền đi đến các tỉnh miền Tây khác. Từ 2 quán hiện đã lên đến 8 quán.
Bước 2 : Tạo Phong cách chế biến đặc thù.
Phong cách chế biến đặc thù có nghĩa là phong cách đó phải ngon, độc đáo nhưng đơn giản , dễ nhân rộng , dễ quản lý về mọi mặt ( quản lý chất lượng , quản lý thất thoát , quản lý bảo quản tồn kho ).
Vd : Quán Trà sữa Hynot , đầu tiên bạn chỉ bán 1 xe đẩy chợ đêm , loay hoay tìm phong cách pha chế đặc thù vì sợ nhân sự làm sai , pha chế dở, thị trấn nhỏ , sợ bị học nghề lóm v.v. Nên chủ yếu là bạn tự đứng bán. Hôm nào bận việc , đóng cửa nghĩ.
Nhưng sau khi bạn tìm được phong cách pha chế đặc thù , bạn có thể tự tin giao quán cho nhân viên và sau đó bùm bùm bùm mở liền tù tì 3 quán trong 2 năm. Bạn này làm chậm là vì không nhượng quyền mà đích thân tự mở. Và không có vốn nên toàn bộ 3 quán là do gom thu nhập tự thân của quán trước để mở quán sau.
Bước 3 : Tự xác định phân khúc giá bán phù hợp.
Giá phù hợp có nghĩa là gì ? Là Giá tiền hợp lý cho phân phúc khách mình đã chọn , nhưng lợi nhuận đủ để có thể sống sót , quảng cáo dù doanh thu không cao. 2 cái này phải kết hợp vô cùng chặt chẽ với nhau, vì bạn tìm được mức giá phù hợp , nhưng lợi nhuận lại quá thấp sau khi trừ cost ( vốn tạo ra món ) thì việc bạn kinh doanh sẽ vô cùng bấp bênh , chỉ cần lượng khách giảm là bạn có nguy cơ trắng tay.
Vd : Quán Trà Sữa Đậu Bình Dương, dù là khu vực Bình Dương , Nhưng bạn dám đưa ra mức giá cao hơn các thương hiệu cùng phân khúc khách hàng 1 chút. Nhưng bù lại , bạn chỉnh chu trong bao bì đóng gói, chất lượng thức uống và khuyến mãi liên tục cộng thêm đầu tư liên tục vào các món mới lạ và các event . Nên hút được số lượng khách khủng.
Do đưa ra mức giá thích hợp với biên độ lợi nhuận tốt , dễ thuyết phục được các chủ nhượng quyền đầu tư vào nhượng quyền. Do đó chỉ trong 4 tháng. Từ 2 quán ban đầu , hiện đã thành chuỗi 14 quán.
Đây là những ví dụ cụ thể về hành trình những người bạn mà đích thân Linh nhìn thấy , hỗ trợ từ khi các bạn đến với Linh , hoang mang , bỡ ngỡ với những bước đầu tiên. Và cũng chính mắt nhìn thấy bạn làm đúng những bước trên và tạo được sự thành công ngoại mục nên mới viết lên.
Tuy nhiên như Linh nói ngay đầu bài. Muốn tạo 1 chuỗi cần phải có 99.999 bước khác , do đó , bài viết chỉ là 1 ví dụ nhỏ trong các bước mà các bạn đã nỗ lực để tạo nên chuỗi riêng của mình.
Nguồn: Linh Nguyễn
Shopee hoàn xu