3 "đường tắt" kiếm tiền của người Do Thái
Danh mục nội dung Ẩn/Hiện
Nhiều người cho rằng, con đường trở nên giàu có hoàn toàn không có dường tắt, ta phải cố gắng làm việc, nâng cao năng lực và đợi thời cơ đến. Thế nhưng, có những người phải đợi tới 10 năm, 20 năm nhưng mà không thấy một cơ hội nào xuất hiện cả.
8 định luật kiếm tiền mà người nghèo không hay biết
Muốn kiếm tiền đừng ăn xổi
4 nguyên tắc cốt lõi khi kiếm tiền
Người Do Thái lại không hề nghĩ vậy, họ cho rằng chỉ có kẻ ngốc mới không đi đường tắt, còn con người nhất định phải tìm đường tắt mà đi. Có lẽ vì thế mà họ rất biết kiếm tiền, tuy chỉ chiếm khoảng 0,5% dân số thế giới nhưng lại giữ tới 35% tài sản toàn cầu.
Vậy đâu là đường tắt để kiếm tiền? Muốn tạo ra đường tắt, ta phải thay đổi được tư duy, quan niệm tiền bạc và xây dựng các mối quan hệ tốt. Người Do Thái tâm niệm, học rộng, tài cao cũng không bằng "hiểu chuyện" sớm, đó là lý do họ dạy con cháu cách kiếm tiền và dùng tiền từ khi còn nhỏ. Dưới đây là 3 đường tắt của người Do Thái khi làm giàu:
Tiền bạc
Người Do Thái sẽ không sống chết lao đầu vào tiền lương, họ sẽ kiếm tiền qua những con đường khác
Quan niệm về tiền bạc của người Do Thái rất khác biệt, bởi họ biết tiền lương có tăng cũng chỉ có giới hạn mà thôi. Vì thế, họ thường tìm cách kiếm tiền nhanh nhất thay vì kéo dài thời gian.
Giả sử, tiền lương 1 tháng của ta là 5 triệu, sau 1 năm có thể sẽ được tăng lên thành 6 triệu. Thế nhưng, liệu mức tăng lương có đuổi kịp giá nhà đất không? Câu trả lời là không, đó là một thực tế phũ phàng. Vì thế, người Do Thái sẽ không sống chết lao đầu vào tiền lương, họ sẽ kiếm tiền qua những con đường khác.
Hãy thay đổi quan niệm tiền bạc của mình, quản lý chi tiêu và tìm cách kiếm nhiều tiền hơn. Hãy nâng cao các kỹ năng cần thiết, tìm cách đầu tư,... làm sao để có nhiều nguồn tiền cùng lúc. Khi người khác sống chết lao đầu vào làm việc đến kiệt sức, người Do Thái đã tìm ra vô số con đường làm giàu khác.
Tư duy
Người Do Thái có một câu chuyện như sau: Người đàn ông nọ cùng anh bạn Do Thái đi tới trung tâm thương mại để mua sắm. Tới cửa hàng túi da nọ, người đàn ông dừng lại ngắm nghía, sau đó quyết định chi tiền mua một chiếc túi hàng hiệu gần 30 triệu. Lát sau, người đàn ông kia mới hỏi bạn mình: "Tôi đeo cái túi này đẹp không?".
Người Do Thái hỏi ngược lại: "Nhãn hiệu này trả bạn tiền quảng cáo à? Bạn có thực sự cần nó không?".
Người đàn ông cảm thấy kì quái, liền hỏi: "Tôi đã mua vì tôi thấy nó đẹp. Sao nhãn hiệu này phải trả tôi tiền quảng cáo?".
Người Do Thái đáp rằng: "Nếu đã như vậy thì tôi cho rằng bạn không nên đeo cái túi này đi khắp nơi, như vậy thì khác nào quảng cáo cho nhãn hiệu này".
Theo tâm niệm của người Do Thái, bản thân họ sẽ không tiêu tiền vào những thứ đồ không thật sự cần thiết. Tuy nhiên, họ lại hiểu suy nghĩ đó của đám đông, nên cái mánh bán hàng của họ thường tập trung vào điều đó. Khi ta đang nghĩ làm sao để bán được 10 đơn hàng thu 100 đô, họ đã nghĩ tới cách để bán 1 đơn hàng thu 1000 đô rồi.
Mối quan hệ
Xây dựng mối quan hệ không phải là đi tâng bốc, dựa hơi người khác, mà là ta đang tìm đối tác, bạn chung chí hướng để cùng nhau phát triển
Có nhiều người học lực không cao, năng lực cũng bình thường, chẳng có hậu thuẫn hay ai chống lưng, lại có thể làm nên chuyện lớn. Vậy đâu là bí quyết để họ làm được điều đó? Tất cả là nhờ kỹ năng xây dựng các mối quan hệ xã hội.
Sống đơn độc trong một xã hội hiện đại là rất khó, có những chuyện ta không thể tự làm một mình. Nhiều người có những cách hiểu sai lầm về việc gây dựng các mối quan hệ, cho rằng làm như vậy là đang đi nịnh bợ người khác. Xây dựng mối quan hệ không phải là đi tâng bốc, dựa hơi người khác, mà là ta đang tìm đối tác, bạn chung chí hướng để cùng nhau phát triển. Có thêm một người cùng gánh vác, không phải gánh nặng trên vai đã nhẹ bớt hơn sao?
Theo Toutitao
Bài học tiền bạc quan trọng mà không trường lớp nào dạy bạn: 1 xu tiết kiệm là 1 xu kiếm đượcShopee hoàn xu