Kinh doanh Online toàn tập - Chap 1: Tổng quan sơ đồ Kinh doanh Online 3 bước
Trong một buổi cà phê dạo, bạn vô cùng hào hứng vì nảy ra được một ý tưởng kinh doanh online và mọi thứ có vẻ tươi sáng lắm. Nhưng bạn muốn bán nhiều thứ, cái nào cũng tiềm năng. Sau cả trăm ý tưởng, hiếm có cái nào trở thành hiện thực. Không sao cả, chuyện này rất bình thường. Hẳn nó cũng diễn ra theo kịch bản tương tự với cả các tỷ phú trên thế giới.
4 thủ thuật tâm lý kinh điển trong đặt giá sản phẩm7 nguyên tắc về chiến lược kinh doanh hiện đại
Tất tần tật các lưu ý, chia sẻ kinh nghiệm mở shop kinh doanh, cửa hàng bán lẻ
Ý tưởng chỉ là bước đầu tiên trên hành trình kinh doanh dài đằng đẵng. Từ ý tưởng đến sản phẩm sẽ là cả một cuộc cách mạng trong tâm tưởng và cả hành động. Nếu muốn mà còn chần chừ chưa bắt tay vào làm kinh doanh, điều đó có nghĩa là bạn đang không có định hướng. Bạn không biết phải làm gì, bắt đầu từ đâu, hay thậm chí là học cái gì, như thế nào. Sớm thôi, bạn sẽ biết mình phải làm gì sau loạt bài Kinh doanh Online toàn tập này. Đó là tất cả những gì bạn cần cho những bước chập chững thưở ban sơ.
Chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết tất cả các vấn đề nền tảng của việc kinh doanh. Tư duy của loạt bài tập trung làm 3 giai đoạn, tương ứng với 3 bước:
Nghiên cứu -> Chuẩn bị -> Đẩy
Các kiến thức được đưa ra phù hợp cho cả người tập Kinh doanh truyền thống và Kinh doanh Online - Thương mại điện tử. Trước hết, hãy đọc qua sơ đồ kinh doanh 3 bước dưới đây, để biết bạn sẽ học được điều gì trong các bài viết sắp tới.
SƠ ĐỒ: HỌC LÀM KINH DOANH ONLINE TRONG 3 BƯỚC #ECOMME
Bước 1: Nghiên cứu
1.1. Kinh doanh online là gì? Thương mại điện tử là gì?
1.2. Ý tưởng kinh doanh online
1.3. Thị trường ngách
1.4. Chọn một sản phẩm để bán
1.5. Cơ bản về nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh
Bước 2: Chuẩn bị
2.1. Lập kế hoạch kinh doanh
2.2. Sản xuất và tìm nguồn hàng
2.3. Xây dựng thương hiệu cơ bản cho kinh doanh nhỏ lẻ
2.4. Chọn kênh bán hàng phù hợp
2.5. Chi phí và chiến lược về giá
2.6. Giao vận (logistic)
2.7. Luật và thuế khi Kinh doanh online
Bước 3: Đẩy sản phẩm bằng Marketing và Sales
3.1. Các chỉ số cơ bản trong quản lý vận hành kinh doanh và quảng cáo
3.2. Các chiến lược bán hàng, Marketing cơ bản
3.3. Hướng dẫn lập kế hoạch Marketing
Bước 1: Nghiên cứu
Mục tiêu sẽ đạt được:
- Hiểu thế nào là Kinh doanh Online, Thương mại điện tử và xem liệu mình có phù hợp để làm Kinh doanh Online hay không
- Tìm ra các ý tưởng kinh doanh online cho riêng mình
- Chọn được sản phẩm kinh doanh online phù hợp
- Hoàn thành 3 bước nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh
1.1. Kinh doanh online là gì? Thương mại điện tử là gì?
Bài đầu tiên trong bước một sẽ giúp bạn hiểu hai thuật ngữ: Kinh doanh Online là gì và Thương mại điện tử (eCommerce) là gì. Chúng ta cũng sẽ phân tích các đặc điểm cơ bản của loại hình kinh doanh này để bạn tự có đánh giá cho riêng mình. Rằng liệu bạn có phù hợp để làm kinh doanh online và kiếm tiền từ dự án của mình hay không? Kinh doanh online có yêu bạn nhiều vốn ban đầu không? Sẽ thế nào nếu bạn chỉ muốn làm kinh doanh online như một nguồn thu nhập phụ bên cạnh công việc chính?
Kinh doanh Online toàn tập - Chap 2: Kinh doanh Online là gì? Thương mại điện tử là gì?
Đây là bài viết đầu tiên trong chương trình kinh doanh 3 bước. Trong bài này, bạn sẽ hiểu các vấn đề cơ bản về thuật ngữ Kinh doanh online và Thương mại điện tử. Chúng ta cũng sẽ điểm qua 10 ý tưởng kinh doanh online dễ làm, ít rủi ro và sinh lợi tốt để bạn dễ thực hành. Nếu chưa biết về sơ đồ kinh …
1.2. Ý tưởng Kinh doanh Online
Thật may mắn nếu bạn biết ngoài kia có nhiều ý tưởng nhường nào. Ngập trong cả loạt ý tưởng tiềm năng còn tốt hơn là không có ý tưởng nào đủ tốt cả. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm ra những ý tưởng kinh doanh dễ triển khai và dễ thành công ở hiện tại và tương lai gần.
Kinh doanh online toàn tập - Chap 3: Hướng dẫn tìm ý tưởng kinh doanh
Dành tặng bạn, người đang đau khổ vì đã lỡ ký khế ước bán thân với công việc toàn thời gian ngao ngán. Người khao khát dùng tài năng và đam mê để tạo ra một công việc kinh doanh tự chủ và mãn nguyện nhưng không biết nên bắt đầu thế nào. ~ Nhảy hố cái bài này thôi. Ai cũng muốn tự làm kinh doanh.
1.3. Thị trường ngách (Niche Market)
Khi mới kinh doanh, bạn sẽ cố gắng chen chân vào thị trường và nghĩ xem làm thế nào để cạnh tranh với cả loạt đối thủ sẵn có ngoài kia. Nhưng qua bài này, bạn sẽ học cách xác định cái gọi là Thị trường ngách (Niche Market) và được bơi trong ao của mình cùng tôm tép thay vì đánh nhau với lũ cá mập ngoài đại dương kia.
1.4. Chọn một sản phẩm để bán
Xác định rõ về sản phẩm cụ thể để kinh doanh online từ ý tưởng ban đầu. Giả sử với ý tưởng kinh doanh online là bán áo phông, ÁO PHÔNG HÌNH MÈO cho những người yêu mèo là một sản phẩm cụ thể mà bạn phát triển từ ý tưởng BÁN ÁO PHÔNG ban đầu. Cũng trong bài này, bạn sẽ học cách đánh giá sản phẩm của mình xem có quá khó để thực hiện hay không.
1.5. Cơ bản về nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh
Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh là điều cần thiết để xác định tính tương thích của sản phẩm với thị trường và khả năng tăng trưởng kinh doanh về sau.
Đối với nghiên cứu thị trường, cần trả lời câu hỏi sản phẩm của mình giải quyết vấn đề gì của thị trường và vấn đề đó có đủ lớn hay không. Ngay khi bạn có một sản phẩm độc nhất. Nếu nó thật hay ho, những người khác sẽ tìm cách sao chép và bán với giá rẻ hơn. Bởi thế, bạn phải xây dựng một giá trị riêng biệt mà không thể sao chép. Và nếu gia nhập một thị trường đã đầy đối thủ, bạn cần phân tích cách họ đã làm thành công như ngày hôm nay.
Bước 2: Chuẩn bị
Mục tiêu sẽ đạt được:
- Tự lập được kế hoạch kinh doanh
- Tìm được nguồn hàng và đàm phán với bên cung ứng
- Tự xây dựng được thương hiệu của riêng mình
2.1. Lập kế hoạch kinh doanh
Lập kế hoạch kinh doanh có một sơ đồ tổng quát những công việc cần làm và muốn làm. Trong chương này, chúng ta sẽ định hướng vấn đề vận hành. Bạn định sẽ vận hành cửa hàng một mình hay thuê người? Khi nào thì sẽ ra mắt sản phẩm, khi nào thì bắt đầu chạy quảng cáo? Sử dụng sàn thương mại điện tử ra sao? Tất cả công việc này cần đưa vào một kế hoạch cụ thể và tuân thủ chặt chẽ.
2.2. Sản xuất và tìm nguồn hàng
Sau khi chốt ý tưởng kinh doanh và sản phẩm muốn bán, chúng ta cần tìm hiểu nơi và phương thức để có sản phẩm. Bạn sẽ tự sản xuất hay đổ buôn, hay làm Dropshipping? Trong mục này, chúng ta cũng sẽ bàn đến cách tìm xưởng, nhà buôn, và các bên cung ứng nguyên liệu.
2.3. Xây dựng thương hiệu cơ bản cho kinh doanh nhỏ lẻ
Xây dựng thương hiệu cơ bản sẽ liên quan đến: Đặt tên doanh nghiệp, thiết kế logo, thiết kế bao bì hoặc tem mác (nếu có).
Một cái tên rõ ràng và dễ đọc dễ thu hút khách hàng hơn. Những cái tên tiếng Anh mang lại cảm giác chuyên nghiệp. Tên thương hiệu hoặc cửa hàng nên dễ nhớ. Thời điểm đầu, tên thương hiệu có vai trò quan trọng hơn logo nhiều. Bao bì và tem mác cũng khá tốn kém nhưng nó lại có thể trở thành giá trị cộng thêm nếu bạn làm tốt.
2.4. Chọn kênh bán hàng phù hợp
Chọn lựa mạng xã hội, sàn thương mại điện tử hay thứ gì khác để bán hàng thời điểm đầu tiên, tiết kiệm và hiệu quả cao.
Mạng xã hội: Ví dụ như bán qua Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok, Youtube.
Sàn thương mại điện tử (chợ trực tuyến): Shopee, Sendo, Lazada, Tiki, Adayroi, Amazon, Etsy, Ebay.
Nền tảng thương mại điện tử tích hợp và Website: Shopify, WooCommerce, BigCommerce, Magento, Haravan, Bizweb-Sapo.
Landing Page: LadiPage, Instapage, Leadpages, GetResponse
2.5. Chi phí và chiến lược về giá
Về chi phí, sẽ không chỉ có chi phí sản xuất. Nó còn bao gồm chi phí về nhân lực, quảng cáo, dịch vụ web, hosting (nếu chọn kênh bán hàng online chính là Website hoặc Landing Page).
Về vấn đề giá, có nhiều kiểu đặt giá sản phẩm khác nhau, bạn sẽ học trong bài này. Ngoài ra bạn cũng sẽ tìm hiểu các chiến lượng bán hàng liên quan đến giá như tăng, giảm giá, miễn phí...
2.6. Giao vận (logistic)
Tìm hiểu về các chiến lược giao vận, miễn phí vận chuyển và vai trò của các chiến lược này trong việc tăng sales. Khái lược về quy trình đóng gói sản phẩm, xử lý đổi trả hàng hoá.
2.7. Luật và thuế khi Kinh doanh online
Kể cả khi kinh doanh online, bạn vẫn cần phải nộp thuế và tuân thủ các quy định pháp lý về kinh doanh. Một số loại thuế cần chú ý là: Thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, và lệ phí môn bài.
Bước 3: Đẩy sản phẩm bằng Marketing và Sales
Mục tiêu sẽ đạt được:
- Đọc được các chỉ số cơ bản trong kinh doanh
- Hiểu và thực hành các chiến lược Marketing và bán hàng thông dụng
- Tự lập được kế hoạch Marketing chi tiết và cách phân bổ ngân sách cho Marketing
3.1. Các chỉ số cơ bản trong quản lý vận hành kinh doanh và quảng cáo
Nhóm chỉ số cần thiết cần tính toán và đánh giá khi kinh doanh online có thể kể đến như ROI, CPA, CPC, AOV v.v. Cần nắm vững các giá trị này để khi có sự biến đổi về số, bạn sẽ cần tìm cách tối ưu chúng. Việc kiểm soát chỉ số cũng cho bạn thấy sức khoẻ của hoạt động kinh doanh có đang ổn định không và dự báo ngắn về tăng trưởng của cửa hàng.
3.2. Các chiến lược bán hàng, Marketing cơ bản
Marketing dành cho những người bán hàng chuyên nghiệp thường đề cập nhiều đến vấn đề quảng cáo số trên Google, Facebook, Youtube; Marketing Funnel và truyền thông. Trong bài này bạn cũng sẽ làm quen với các chiến lược bán hàng thường được sử dụng nhất trong thương mại điện tử hiện nay như bán chéo (Cross-selling), bán gia tăng (Upselling)...
3.3. Hướng dẫn lập kế hoạch Marketing
Khi đã có được ý tưởng về chiến lược Marketing và bán hàng, bạn cần đưa ý tưởng vào bản kế hoạch để có thể nắm rõ lịch tiến hành chiến lược theo tháng, theo năm cũng như dự trù chi phí cần thiết cho việc Marketing. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách lập kế hoạch theo các bước cụ thể và dễ hiểu. Bạn cũng sẽ được cung cấp các mẫu (template) miễn phí để thực hành điền kế hoạch sau khi hoàn thành xong mục này.
---Nội dung bản quyền thuộc về ECOMME
100 quy luật bất biến để thành công trong kinh doanh, làm giàu và cuộc sốngShopee hoàn xu