Minigame có sức mạnh “đáng gờm” như thế nào trong một chiến dịch marketing?

Minigame có sức mạnh “đáng gờm” như thế nào trong một chiến dịch marketing?

Shopee hoàn xu

Sếp mình từng nói một câu: “Đừng bao giờ từ bỏ một việc chỉ vì em không quản lý được. Nếu em không làm được, hãy tìm cách hoặc kiếm người khác đi làm cho em”.
Câu nói này làm mình nhớ mãi mỗi khi đi tư vấn cho các doanh nghiệp tổ chức Minigame. Đa phần doanh nghiệp vẫn biết rằng khách hàng rất thích chơi game, nhưng vì một số những bất cập về quản lý và tổng hợp data, tạo ra sự minh bạch đối với khách hàng, về khâu set up kịch bản,...
 

5 cách phát triển thương hiệu trên tik tok
10 lời khuyên của chuyên gia để tăng hiệu quả Video Marketing trên Facebook
6 mẹo viết content thu hút trên mạng xã hội
Để duy trì một chiến dịch Marketing dài hạn, Minigame là một yếu tố không thể bõ lỡ. Rất nhiều mô hình như Grab Food, Mai Linh Express, Co.op Smile hay Pharmacity... đã ứng dụng Minigame của Woay.vn và thu về số lượng đơn hàng khổng lồ. Vậy doanh nghiệp, tổ chức, hội nhóm của bạn còn chần chờ gì mà không tìm hiểu NGAY về cơ cấu Gamification Marketing (hay còn được biết đến là Minigame trong mắt khách hàng)?

Mini game làm tăng “đột biến” khách hàng tiềm năng
Tạo cho khách hàng cảm giác được “nhận” chính là chiến thuật giúp tăng lượng khách hàng tiềm năng hiệu quả. Không cần phải “bỏ ra” nhưng vẫn có thể “nhận lại” các phần thưởng trong mini game là các sản phẩm của doanh nghiệp hoặc các voucher mua hàng, ai lại có thể bỏ qua chứ?
Chính thủ thuật tâm lý này sẽ tạo cho họ nhiều thiện cảm hơn về thương hiệu cũng như không khiến khách hàng cảm thấy “tiếc” khi ủng hộ các sản phẩm sau này.
Mini game “bẩm sinh” đã thu hút người chơi, mang lại niềm vui cho khách hàng :
Chẳng ai mà không thích quà, không thích vui và không thích chơi cả? Chơi game vui nhận liền quà là điều mà bất kỳ ai cũng thích.
Vậy nên, với bản chất thu hút tự nhiên khi kết hợp mini game vào chiến dịch Marketing dài hạn sẽ không đòi hỏi quá nhiều sự đầu tư chạy quảng cáo mà chỉ cần tập trung cho khâu vận hành sao cho thật “mượt”, sẽ “lôi kéo” được rất nhiều khách hàng hứng thú tham gia.
 
Mini game tăng nhận diện thương hiệu:
Việc tiếp xúc với nội dung mỗi ngày làm cho người đọc bị “lười biếng”, giải pháp cho căn bệnh trầm kha này chính là những dạng nội dung tương tác hấp dẫn, thú vị được gọi chung là Quiz Content.
Mini game cũng chính là một kênh hữu hiệu trong việc tăng nhận diện thương hiệu. Mix and match hình ảnh thương hiệu, logo, màu sắc và Quiz content với nhau giúp khách hàng trở nên quen thuộc với thương hiệu hơn.
 
Mini game tăng doanh thu
Từ những việc nhỏ như tăng nhận diện thương hiệu, tăng tương tác với khách hàng cho đến tìm kiếm khách hàng tiềm năng sau cùng sẽ đều giúp khách hàng biết đến doanh nghiệp hướng đến hoạt động Tăng doanh thu.
Ngoài ra, một dạng kịch bản mini game hay được áp dụng trong việc giúp tăng doanh thu theo kiểu “mì ăn liền” để khách hàng mua sắm với hóa đơn bất kỳ trên hạng mục quy định sẽ được một lần chơi minigame (ví dụ với hóa đơn 200.000Đ sẽ được 1 lần quay vòng quay may mắn, hóa đơn 600.000Đ sẽ được 3 lần quay - kịch bản)
 
Theo fb.com/3304676889596704

7 nghiên cứu về người dùng giúp làm marketing tốt hơn

Shopee hoàn xu

DMCA.com Protection Status

Bài viết liên quan

4 thông báo mới quan trọng của facebook
Giới thiệu về quảng cáo liên quan trên shopee
4 chiến lược bán hàng kinh điển mọi thời đại
5 Chú chó bán hàng của Blair singer (Sale dogs)
6 yếu tố chính của một chiến lược Inbound Marketing hiệu quả
Bộ tài liệu xây dựng và phát triển shop bền vững trên shopee - nói không với tool phần 2