Bảng giá xe Hyundai kèm ưu đãi mới nhất


24 loại điểm mạnh trong tâm lý học tích cực

24 loại điểm mạnh trong tâm lý học tích cực

Shopee hoàn xu

Sử dụng những điểm mạnh đặc trưng của bạn mỗi ngày sẽ giúp bạn vui vẻ, và có tác động hạnh phúc tích cực lâu dài.
Trước khi thực hành bài tập thực hành hạnh phúc, bạn cần biết về thế mạnh đặc trưng của mình là gì, sau đó có thể đọc ngay ở phần tóm tắt phía dưới nếu lười. Còn nếu muốn tìm hiểu thêm về cách xác định một số thế mạnh, hãy đọc tiếp nhé.

Bảng giá xe Hyundai kèm ưu đãi mới nhất


9 nguyên tắc trong hành vi mua hàng của con người
9 nỗi khổ lớn nhất đời người này, chưa nếm trải thì khó lòng hiểu được giá trị của hạnh phúc
Theo các nhà nghiên cứu bộ môn tâm lý học tích cực, có 24 loại tích cách tích cực như sau của mỗi người, chia ra làm 6 loại:
  • Thông thái: Sáng tạo, tò mò, cởi mở, yêu thích học hỏi, có quan điểm
  • Dũng khí: Trung thực, dũng cảm, kiên trì, nhiệt tình
  • Nhân văn: Tử tế, tình yêu thương, trí tuệ xã hội
  • Công chính: Công bằng, khả năng lãnh đạo, làm việc theo nhóm
  • Tính ôn hoà: Tha thứ, khiêm tốn, thận trọng, tự điều chỉnh
  • Tinh thần: Đánh giá cao cái đẹp, lòng biết ơn, lạc quan, hài hước, tôn giáo

Bạn có thể tự xếp mình vào những tính cách nói trên, hoặc tìm hiểu kỹ hơn và làm bài trắc nghiệm để biết điểm mạnh đặc trưng của mình. Nếu bạn không có thời gian, có thể tự hình dung mình có điểm mạnh nào thiên về tính cách mà bạn hay làm hàng ngày, ví dụ thích giúp đỡ mọi người, tính hài hước, khả nang lãnh đạo, nhiệt tình,…

Ví dụ, sau khi mình làm bài trắc nghiệm, thì điểm mạnh của mình là: “Có khả năng nhận biết và đánh giá cao vẻ đẹp, sự xuất sắc và/hoặc thành tích trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, từ tự nhiên đến nghệ thuật, toán học, khoa học đến trải nghiệm hàng ngày.” Điều này rất đúng vì mình mê bất kỳ cái gì đẹp, hehe. Ngoài ra mình cũng cực kỳ ngưỡng mộ những người giỏi, những người có thành tích này kia.

Ngoài điểm mạnh nói trên, 4 thứ tiếp theo là: trung thực, công bằng, tha thứ, nhân văn.

Theo phương pháp dưới đây, mình có thể chọn ra 1 điểm mạnh cốt lõi ở trên, hoặc 4 thế mạnh kế tiếp ở dưới.

Theo tâm lý học tích cực, bạn hãy sử dụng thế mạnh đặc trưng của bạn theo một cách sáng tạo để thực hành hạnh phúc. Cách thực hiện bài tập này thế nào?

Nói một cách dễ hiểu như sau:
  1. Chọn một trong những điểm mạnh lớn nhất của bạn - đây là thế mạnh cốt lõi, thể hiện rõ bạn là ai, là thứ mà bạn sử dụng nó dễ dàng như không, và mỗi lần sử dụng sẽ mang lại nguồn năng lượng cho bạn.
  2. Tìm một cách nào đó mới mẻ để sử dụng thế mạnh này mỗi ngày.
  3. Duy trì cách này trong vòng ít nhất một tuần.
Các nghiên cứu đều cho kết quả rằng bài tập nói trên sẽ để lại tác động tích cực lâu dài (có thể 6 tháng), chẳng hạn như gia tăng niềm hạnh phúc và giảm bớt áp lực.
Nói dễ hơn làm. Không phải ai cũng có cách để sử dụng thế mạnh của mình theo một cách mới mẻ hơn. Điều này là vì chúng ta đã quá quen thuộc với những điểm mạnh của mình. Chúng ta dùng những thế mạnh này một cách tự nhiên không nghĩ ngợi. Ví dụ bạn là một người khiêm nhường tự nhiên, bạn sẽ không nhận ra bạn sử dụng nó trong một buổi họp nhóm. Hoặc nếu bạn là người nhã nhặn, bạn sẽ không bao giờ biết rằng mình lái xe rất văn minh và hiếm khi bực dọc với những người chạy xe khó chịu ngoài đường.

Dưới đây là một ví dụ sử dụng một loại thế mạnh mà bạn có thể tham khảo để dùng cho mình trong vòng một tuần. Ví dụ này về một người có tính tò mò, thích tìm hiểu.
  1. Vào ngày thứ Hai, hãy thử đi làm trên một con đường khác để khám phá
  2. Ngày thứ Ba, hỏi một đồng nghiệp câu hỏi nào đó mà bạn chưa từng hỏi
  3. Vào thứ Tư, thử ăn một món ăn trưa mới, một món kích thích trí tò mò của bạn
  4. Thứ Năm, gọi cho một người quen và hỏi thăm về một điều gì đó mới mẻ từ họ
  5. Thứ Sáu, thử đi cầu thang bộ thay vì thang máy để tìm hiểu không gian, môi trường chung quanh.
  6. Thứ Bảy. Nếu bạn ở nhà dọn dẹp nhà cửa thì thử chú ý đến 3 thứ mà bạn chưa từng chú tâm. Ví dụ âm thanh của máy rửa chén, cách các chổi lau nhà của máy hút bụi quay, cảm nhận trọng lượng của từng chiếc chén dĩa,…
  7. Vào Chủ nhật, tự hỏi bản thân hai câu hỏi để khám phá chính mình, rồi ghi lại vào nhật ký chẳng hạn.
Áp dụng vào tình huống của mình, là mình yêu cái đẹp, thì có thể ví dụ như sau:
  • Thứ Hai: Đi làm ngang qua một con đường đầy cây xanh, đầy hoa chẳng hạn, hoặc là một con phố có nhiều toà nhà đẹp.
  • Thứ Ba: Hẹn cà phê hoặc bắt chuyện rất nhanh với một đồng nghiệp có một kỹ năng nào đó hay ho. Ví dụ trong công ty mình có nhiều bạn rất cá tính, mình có thể ngồi trò chuyện với họ.
  • Thứ Tư: Đi ăn, đi cà phê ở một quán đẹp.
  • Thứ Năm: Mình có vài người bạn hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, có thể hỏi xem có chương trình nào hay, gameshow nào mới để theo dõi.
  • Thứ Sáu: Xem một bộ ảnh nào đó đẹp đẹp, ví dụ các bộ ảnh đẹp hàng tuần trên Tinh Tế
  • …..
Tất nhiên không dễ để chúng ta tạo ra các tính huống có thể áp dụng thế mạnh của mình vào. Vì vậy bạn có thể mở rộng sang các lĩnh vực khác xem sao.

Ví dụ, hãy áp dụng thế mạnh của mình vào…
  1. Công việc
  2. Trong mối quan hệ thân thiết
  3. Trong một thú vui
  4. Khi với bạn bè
  5. Khi với cha mẹ, con cái
  6. Khi ở nhà một mình
  7. Khi chơi trong nhóm
  8. Khi lái xe
  9. Khi ăn
….

Trong tình huống của mình, mình chọn công việc liên quan đến sáng tạo, đến cái đẹp, và giúp đỡ mọi người. Trong các mối quan hệ thân thiết, mình hay lắng nghe mọi người, sẵn sàng có mặt khi họ cần…

Tóm lại, bạn hãy chọn ra một điểm mạnh của mình, thứ mà bạn làm bạn thấy vui và không phải nỗ lực gì. Từ đó thực hành đưa thế mạnh này vào mọi thứ hàng ngày, theo một cách khác biệt. Duy trì như vậy ít nhất một tuần, hoặc kéo dài càng lâu càng tốt, sẽ gia tăng đáng kể niềm hành phúc của bạn.

Theo tinhte.vn


Shopee hoàn xu

DMCA.com Protection Status

Bài viết liên quan

Cách ăn mặc quyết định mức thu nhập và cách người khác đối đãi với bạn
6 nguyên tắc giúp bạn nhìn thấu được cuộc sống
Thời gian, tiền bạc, sức khỏe: Điều gì mới là quan trọng nhất trong một đời người?
Ở đời, người tài hoa bại bởi 'ngạo', người thường bại bởi 'lười', muốn thành công phải xem lại chính mình
12 bước thiết lập kế hoạch hoàn hảo để cán đích mọi mục tiêu
6 cách từ chối nhưng vẫn giữ được hòa khí trong công việc