9 nguyên tắc trong hành vi mua hàng của con người
TÂM LÝ HỌC TRONG MARKETING: 9 NGUYÊN TẮC TRONG HÀNH VI MUA HÀNG CỦA CON NGƯỜI
5 cách phát triển thương hiệu trên tik tok
10 lời khuyên của chuyên gia để tăng hiệu quả Video Marketing trên Facebook
6 mẹo viết content thu hút trên mạng xã hội
1. “Có đi có lại” – Reciprocity
Tâm lý “có đi có lại” rất đơn giản – nếu ai đó làm điều gì cho bạn, tự nhiên bạn cũng sẽ muốn làm một điều gì đó cho họ. Nếu bạn có thể cho đi một cách chân thành, người khác sẽ tự động muốn giúp lại bạn.
Hãy tặng một thứ gì đó – miễn phí – để bước đầu xây dựng cộng đồng hoặc tính trung thành của người dùng. Thứ này có thể chính là sản phẩm bạn đang cung cấp. Bằng cách làm khách hàng hứng thú với những món quà nhỏ như vậy, bạn đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng một mối quan hệ khách hàng bền chặt.
2. Sự cam kết – Commitments
“Sự cam kết” có thể hiểu đơn giản là việc một người không muốn thất hứa. Nếu ai đó cam kết làm một điều gì – đi ăn trưa hoặc đăng ký sản phẩm của bạn – nghiễm nhiên họ có nghĩa vụ thực hiện chúng. Một khi họ đã cam kết, mức độ sử dụng sản phẩm sẽ được tăng lên.
Việc làm khách hàng thấy hứng thú (nguyên tắc 1) diễn ra liên tục trong thời gian ngắn, còn sự cam kết càng được thực hiện trong thời gian dài, độ trung thành khách hàng sẽ ngày càng tăng. Hãy nghĩ đến cơ chế định giá sản phẩm của mình. Bạn có thể giảm giá cho những khách hàng đăng ký sản phẩm trong 12 tháng thay vì chỉ một tháng không? Một khi bạn đạt được sự cam kết của khách hàng – tiếp sức cho chúng bằng sản phẩm và dịch vụ tuyệt vời.
Khi ai đó thấy rằng bạn có thẩm quyền, họ sẽ tin bạn nhiều hơn.
Hãy tăng độ thẩm quyền trong nội dung bạn mang đến với độc giả bằng cách dẫn nguồn cụ thể. Bằng cách này, độc giả sẽ đánh giá cao nội dung của bạn và bạn đang bước đầu đi đúng hướng trong việc hình thành tư duy tích cực cho thương hiệu.
Để hiểu về Social Proof bạn có thể tưởng tượng mình đang ở trong một bữa tiệc. Nhạc nổi lên và lúc này mọi người đều ngại ngần không muốn ra nhảy. Thế nhưng, một khi đã có ai đó dẫn đầu, những người còn lại sẽ nhanh chóng theo đuôi tham gia vào cuộc vui.
Hãy tận dụng Social Proof trên các kênh nội dung của bằng cách thêm vào các nút như Share / Follow vào một vị trí bắt mắt. Điều này thực sự sẽ có một ảnh hưởng tích cực đến độ lan truyền thông tin.
5. Thích – Liking
“Liking” có nghĩa là nếu bạn có tình cảm tích cực với một người hoặc một công ty, nhiều khả năng bạn sẽ mua hàng của họ dù các thương hiệu khác có chạy chiến lược marketing thông minh đến thế nào đi nữa.
Liking cực kì quan trọng trong việc phát triển thương hiệu. Nhớ rằng, để được yêu thích bạn cũng cần phải “nice” (chơi đẹp). Đừng làm quá bất cứ điều gì để lôi kéo sự quan tâm của khách hàng.
6. Sự khan hiếm – Scarcity
Bạn đã bao giờ mua vé máy bay và nhìn thấy dòng chữ “chỉ còn 3 ghế ở giá này” chưa? Nguyên lý này bắt nguồn từ quy luật đơn giản của cung và cầu: sản phẩm càng hiếm, giá trị càng tăng.
Chú ý: Nếu bạn tận dụng nguyên lý này, từ ngữ là một điều rất quan trọng. Nếu bạn tiếp cận theo phương pháp “Chúng tôi có rất nhiều sản phẩm nhưng do một nhu cầu tăng đột biến nay chỉ còn ít thôi” nó sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu phương pháp tiếp cận của bạn là “Chúng tôi, ngay từ đầu, chỉ có từng này sản phẩm thôi”, mọi thứ sẽ rất khác theo hướng tiêu cực.
7. Ám ảnh gần đây – Recency Illusion
Bạn biết đến một thứ lần đầu tiên và sau đó bạn bắt đầu để ý và nhìn thấy nó thường xuyên hơn. Đây là một hiệu ứng tâm lý có tên “Ám ảnh gần đây – Recency Illusion”.
Bạn cần để ý điều này khi thiết kế các chiến dịch marketing – cần phát triển những nội dung có tính tương tác cao chứ không phải nội dung làm một lần cho xong. Bạn không những chỉ mang nội dung đến độc giả mới mà quan trọng hơn, đang củng cố thông điệp với những người đã từng tiếp cận với các chiến lược của bạn trước đó rồi.
8. Hiệu ứng tâm lý học nguyên bản – Verbatim Effect
Khi tiếp nhận một nội dung, người ta có xu hướng nhớ đến ý tưởng chung hơn là những chi tiết nhỏ. Một người thường nhớ đến một bài thuyết trình của bạn theo kiểu chung chung rằng nó về việc marketing cho startup hơn là từng câu bạn nói.
Bạn cần gói ghém nội dung của mình một cách dễ hiểu và ngắn gọn nhất trong các tiêu đề của mình. Hãy sử dụng nó thông minh vì đó là những gì độc giả nhớ nhất.
9. Phân nhóm – Clustering
Con người chỉ có những khoảng trống có hạn trong bộ nhớ ngắn hạn của mình. Trong thực tế, hầu hết chỉ có thể nhớ được bảy thông tin cùng một lúc. Để đối mặt với nó, người ta thường có xu hướng phân nhóm các mẫu thông tin tương tự vào với nhau để dễ nhớ hơn.
Hãy làm công đoạn phân nhóm cho độc giả: nhóm các chủ đề tương tự với nhau. Bên cạnh việc dễ dàng để xem hơn, nội dung của bạn sẽ dễ dàng đi vào tâm trí người đọc.
Theo: Digitalk
7 nghiên cứu về người dùng giúp làm marketing tốt hơnShopee hoàn xu