5 bài học về tiền và đầu tư bạn nên biết

5 bài học về tiền và đầu tư bạn nên biết

Shopee hoàn xu

5 bài học này mình lấy cảm hứng từ cuốn sách “The simple path to wealth – Con đường đơn giản đi đến sự giàu có” của tác giả Jl Colin.
Mình xin nói trước là những gì mình chia sẻ ở phía dưới vẫn là những điều mình đang tìm hiểu và học hỏi nên không tránh khỏi thiếu sót. Mong các bạn góp ý và ném đá nhẹ tay

6 bài học rất cơ bản về tiền bạc mà người nghèo thường bỏ qua
Muốn học đầu tư nhưng không biết bắt đầu từ đâu?
TẤT TẦN TẬT VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ ĐẦU TƯ TỪ NGHIÊN CỨU CỦA ĐẠI HỌC HARVARD
Khi có được một số tiền trong tay, chúng ta thường có suy nghĩ là với số tiền này mình có thể tiêu vào việc gì, mình có nên sắm một con iphone mới không, v.v. Đó là lối suy nghĩ tiền là để tiêu của đại đa số chúng ta. Nhưng thay vì suy nghĩ theo lối đó, chúng ta nên suy nghĩ theo hướng là “với số tiền này mình có thể đầu tư vào cái gì để sinh lời?”. Mình nên đầu tư vào chứng khoán, trái phiếu hay gửi ngân hàng? Và khi tiền đã sinh lời thì mình mới tiêu phần lãi có được. Hay thậm chí ngay cả phần lãi đó bạn cũng nên tiếp tục để đầu tư nếu không thực sự cần dùng đến.

Một điều nữa bạn cần xem xét khi muốn tiêu tiền vào một thứ gì đó là chi phí cơ hội. Bạn nào học kinh tế thì chắc là biết khái niệm này. Hiểu nôm na, chi phí cơ hội là thứ bạn phải đánh đổi hay mất đi khi bạn dùng một nguồn lực nào đó (cụ thể là tiền) vào một việc gì đó. Ví dụ, bạn có 20 triệu, bạn quyết định mua một chiếc điện thoại mới. Nhưng nếu thay vì mua điện thoại thì bạn dùng để gửi ngân hàng với lãi suất 7%/năm. Sau 10 năm, bạn thu được xấp xỉ 40 triệu. Như vậy chi phí cơ hội là số tiền 20 triệu bạn có thể có được sau 10 năm gửi ngân hàng. Do đó bạn nên cân nhắc kỹ trước khi định tiêu tiền vào một cái gì đó vì bạn sẽ mất đi số tiền đầu tư tiềm năng trong tương lai.
Những món nợ là rào cản lớn nhất ngăn bạn trên con đường đến với sự giàu có. Bạn thường dễ dàng bị stress trong cuộc sống khi hàng tháng những khoản nợ phải trả luôn lơ lửng ở trên đầu. Chưa kể, càng để lâu thì số tiền lãi phải trả sẽ càng lớn và thay vì bạn kiếm tiền để đầu tư thì bạn lại phải chạy theo trả cho những khoản nợ của mình. Đó sẽ là một cuộc sống rất áp lực nếu bạn không biết cân đối tài chính và đặc biệt khi có những điều bất trắc xảy ra như khi bạn bị mất việc chẳng hạn. Do đó, bạn nên tìm cách trả những khoản nợ càng sớm càng tốt theo thứ tự từ lãi suất cao tới lãi suất thấp.

Một nguyên tắc để tránh những khoản nợ là hãy cố gắng tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được. Chúng ta thường được nghe là “tiền kiếm không biết bao nhiêu là đủ”, do đó bạn hãy học cách hài lòng với những gì mình đang có và cố gắng hài hoà các mặt trong cuộc sống.

Quy tắc 4% nói rằng nếu bạn chỉ rút ra 4% của tất cả số tiền bạn đầu tư hàng năm (có thể là chứng khoán, trái phiếu, ngân hàng…) mà đủ tiêu cho bạn trong năm đó thì bạn sẽ vẫn giữ nguyên được tất cả tài sản của bạn, thậm chí tài sản của bạn còn có thể tăng thêm mà không cần làm gì. Hay nói cách khác bạn đã đạt được sự tự do về tài chính.

Ví dụ, bạn đang có 2 tỉ đầu tư. Bạn rút ra 4% để chi tiêu trong 1 năm sẽ là 80 triệu. 80 triệu/ 1 năm sẽ tương đương khoảng 7 triệu/1 tháng. Như vậy nếu bạn chỉ tiêu 7 triệu 1 tháng thì bạn sẽ đảm bảo giữ nguyên được tài sản đầu tư của mình vì tiền bạn đầu tư sẽ tiếp tục sinh lời để bù vào. Nếu bạn độc thân thì việc tiêu 7 triệu 1 tháng là hoàn toàn có thể. Còn nếu bạn đã lập gia đình và có con thì con số này sẽ là không đủ. Do đó bạn cần tích luỹ thêm tài sản để đạt tự do về tài chính.

Phân tích ngược lại, giả sử bạn đã có gia đình và gia đình bạn tiêu khoảng 20 triệu/1 tháng, 1 năm sẽ là 240 triệu. Bạn chia cho 4% sẽ được con số 6 tỉ. Như vậy để đạt tự do tài chính, vợ chồng bạn sẽ cần tích luỹ được 6 tỉ đồng.

Một số lưu ý về cột mốc tự do tài chính
- Nó sẽ tăng hoặc giảm theo từng giai đoạn trong cuộc đời bạn. Ví dụ, nếu bạn độc thân hoặc chưa có con thì chi tiêu hàng tháng sẽ ít hơn nên mốc tự do tài chính sẽ nhỏ hơn. Còn nếu bạn có gia đình và có 2 con đang tuổi ăn học thì chi tiêu sẽ nhiều hơn và mốc tự do tài chính sẽ lớn hơn.
- Con số 4% chỉ mang tính chất tương đối, thông thường bạn có thể chi tiêu từ 3 tới 7% tổng số tiền của bạn tuỳ theo thu nhập hiện tại, tình hình thị trường. Bạn sẽ điều chỉnh theo từng năm.
- Khi đạt được tự do tài chính thì không có nghĩa là bạn không phải làm việc nữa mà bạn sẽ được tự do làm những gì mình muốn mà không phải bận tâm về cơm áo gạo tiền. Đạt được sự tự do trong cuộc sống chính là điều tuyệt vời nhất mà tự do tài chính mang lại.
Nếu nhìn vào biểu đồ chỉ số chứng khoán của Mỹ trong hơn 100 năm kể từ khi thị trường chứng khoán được thành lập hay trong gần 70 như trên biểu đồ thì bạn có thể nhận thấy là nó luôn có xu hướng đi lên. Dù có lúc bị mất điểm nhưng sau đó lại là đợt tăng điểm mạnh hơn. Các thị trường chứng khoán khác trên thế giới và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Theo thống kê ở thị trường Việt Nam trong 20 năm qua thì tỉ suất sinh lời trung bình là khoảng 15,6%. Rõ ràng là cao hơn nhiều so với gửi ngân hàng.

Vậy tại sao vẫn có rất nhiều người, có thể cả bạn đang chơi chứng khoán mà bị thua lỗ? Chung quy thì có 3 sai lầm phổ biến sau:
Sai lầm thứ nhất là bạn nghĩ bạn có thể dự báo được thị trường lúc nào lên lúc nào xuống nhưng thực tế chứng minh điều này là hoàn toàn không thể. Ví dụ như dịch Covid lan tràn trong 2 năm vừa qua làm thiệt hại nghiêm trọng tới nền kinh tế toàn thế giới khiến chứng khoán đi xuống thảm hại là điều mà không ai có thể dự đoán được.

Sai lầm thứ 2 là bạn nghĩ bạn có thể chọn được những mã chứng khoán tốt. Điều này có thể xảy ra nhưng tỉ lệ rất nhỏ. Bạn thử tưởng tượng nếu người Mỹ biết được Apple hay Tesla sẽ là những công ty tăng trưởng nhanh nhất trong những năm gần đây thì họ đã đổ xô mua cổ phiếu của 2 công ty đó trong những ngày đầu và tất cả họ đều đã trở thành triệu phú. Nhưng thực tế số người làm được điều đó chỉ đếm trên đầu ngón tay và phần nhiều chỉ là may mắn.
Bạn hẳn đã nghe đến tên nhà đầu tư xuất sắc nhất thế giới Warren Buffett và ông là người đã chọn được những mã chứng khoán tốt. Nhưng trên thế giới có mấy người thành công như Warren Buffett. Xin trả lời là chỉ có ông mà thôi. Trong khi đại đa số chúng ta đều thất bại.
Sai lầm thứ 3 là bạn quá nôn nóng và vội vàng. Ví dụ như khi thị trường có dấu hiệu đi xuống là bạn vội vàng bán đi để cắt lỗ ngay. Hay khi giá cổ phiếu đang ở trên đỉnh thì bạn lại mua vào vì nghĩ nó sẽ còn lên nữa. Do đó, bạn cần có cái đầu lạnh khi muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Với bạn nào chưa biết về quỹ ETF thì mình có thể lấy ví dụ đơn giản thế này. Bạn muốn mua cổ phiếu của nhiều công ty khác nhau, ví dụ như Vingroup, Hoà Phát, vinamilk, Vietcombank, v.v thì thay vì phải mua riêng lẻ cổ phiếu của từng công ty thì bạn chỉ việc mua cổ phiếu ETF. Họ sẽ mua dàn trải cổ phiếu của tất cả các công ty đó cho bạn.

Đầu tư vào quỹ ETF là một hình thức đầu tư an toàn, ít rủi ro

Đặc trưng của quỹ ETF là lợi nhuận sẽ tỉ lệ thuận với đà lên xuống của thị trường. Ví dụ, nếu hôm nay chỉ số vn index là 1000, ngày mai là 1100 (tăng 10%) thì giá cổ phiếu bạn mua cũng tăng xấp xỉ 10% và ngược lại. Hơn nữa, nếu một công ty nào đó có giá cổ phiếu sụt giảm mạnh thì sẽ có công ty khác có giá cổ phiếu tăng để đỡ lại.

Như mình đã nói ở trên thì thị trường chứng khoán luôn có xu hướng đi lên, do đó giá cổ phiếu ETF của bạn nếu tính theo thời gian dài 10, 20 năm sẽ luôn đi lên. Chỉ cần bạn không nóng lòng bán đi khi thấy giá bị rớt thì chắc chắn bạn sẽ có lãi về dài hạn.
Cách đầu tư chứng khoán bằng việc mua cổ phiếu ETF này sẽ phù hợp với những bạn không muốn mất thời gian tìm hiểu thị trường, không muốn hàng ngày hàng tháng dán mắt vào màn hình xem hôm nay cổ phiếu mình mua lên xuống thế nào.

Đó là 5 bài học về tiền và đầu tư mình rút ra được. Rất có thể những suy nghĩ này của mình có thể thay đổi trong tương lai. Bạn có suy nghĩ gì về những bài học trên? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé.

Theo tinhte.vn

24 sự thật thú vị về TTCK mà nhà đầu tư mới có thể chưa biết

Shopee hoàn xu

DMCA.com Protection Status

Bài viết liên quan

Einstein: Lãi kép mạnh hơn cả bom nguyên tử, nhưng muốn thu được lãi kép trong cả cuộc sống lẫn sự nghiệp, phải bắt đầu từ KỸ NĂNG này
8 tiêu chí “vàng” đầu tư bất động sản an toàn mà sinh lời nhanh chóng
8 CÂU NÓI để đời của “vua dầu mỏ” Rockefeller: Người chăm chăm kiếm tiền sẽ không bao giờ thành công, tiêu tiền sai cách sẽ huỷ hoại cuộc đời!
7 nguyên tắc làm giàu đã tồn tại suốt nghìn năm qua
Triệu phú 68 tuổi hối hận vì không dạy con 5 bài học tài chính này từ sớm
6 bài học rất cơ bản về tiền bạc mà người nghèo thường bỏ qua