Bảng giá xe Hyundai kèm ưu đãi mới nhất


Dropshipping là gì? Ưu nhược điểm và những điều bạn cần cân nhắc

Dropshipping là gì? Ưu nhược điểm và những điều bạn cần cân nhắc

Shopee hoàn xu

Nếu chọn Dropshipping là mô hình kinh doanh để bắt đầu khởi nghiệp vì vốn đầu tư ít, và hạn chế rủi ro, thì rất có thể bạn vẫn còn là một “tấm chiếu mới" không biết góc khuất của Dropshipping là gì.

Xem thêm : Cẩm nang khởi nghiệp với Dropshipping mới nhất 2021

Bảng giá xe Hyundai kèm ưu đãi mới nhất


5 từ khóa cần ghi nhớ khi kinh doanh trên sàn TMDT
Facebook hạn chế bài đăng bán hàng trên news feed
3 đặc điểm chính của người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam

Dropshipping là gì?

Dropshipping là mô hình kinh doanh mà không trực tiếp sở hữu bất kỳ sản phẩm vật lý nào. Bạn chỉ việc tìm khách, mọi việc còn lại, từ sản xuất, đóng gói, vận chuyển đều được nhà sản xuất thực hiện. Nếu chỉ đơn giản vậy, thì có vẻ như dropshipping là một cách kiếm tiền khá “easy money", nhưng, liệu có thật là như thế?

5 sự thật trần trụi về Dropshipping mà không ai nói cho bạn hay

Bạn có biết? 9/10 người làm Dropshipping thất bại với các dự án của mình. Vậy những con “quái vật" nào đã cản đường họ tới với thành công?

1- Biên lợi nhuận thấp: Khi bạn bỏ ra ít vốn để đầu tư, bạn cũng không thể kỳ vọng việc kinh doanh của mình mang lại một món lời kếch xù. Vậy nên, không giống với những câu chuyện kinh doanh khác, người ta rủng rỉnh thu về vài chục triệu, vài trăm triệu một tháng, đối với người làm Dropship, doanh thu 5-10tr/tháng đã là mơ ước rồi. Đó là chưa kể đến việc, để có thể giữ chân được khách hàng, bạn sẽ luôn phải cắt giảm phần lợi nhuận “mỏng dính” của mình cho các chương trình giảm giá, khuyến mãi.

2- Tính cạnh tranh cao: Vì là ngành đòi hỏi ít vốn đầu tư, nên dropship dường như là công việc có thể dành cho tất cả mọi người. Nhưng cũng vì vậy mà nếu bạn không có lợi thế đặc biệt nổi bật nào: như có sẵn nguồn khách hàng, traffic website, hay là có thể deal độc quyền phân phối sản phẩm với một nhà cung cấp,... thì bạn sẽ có thể ngã ngựa trước những đối thủ đầy kinh nghiệm của mình.

3- Không thể kiểm soát đơn hàng: Nếu sở hữu một mặt hàng cụ thể, việc nó được đóng gói thế nào, vận chuyển ra sao,... hoàn toàn nằm trong quyền kiểm soát của bạn. Với Dropshipping thì không thế. Sẽ rất thường xuyên xảy ra tình trạng, bạn phải xử lý thậm chí chịu ảnh hưởng bởi những vấn đề mà mình không gây ra, mà cũng không giải quyết được. Hãy nhớ rằng, khách hàng có thể khó chịu về rất nhiều thứ, từ cách thức gói hàng, thời gian ship, thậm chí là thái độ của shipper,... nhưng tất cả những gì họ phản ánh sẽ chỉ hiện trên shop của bạn mà thôi.

4- Các vấn đề pháp lý: Vấn đề này có thể xảy ra với những người làm Dropship chưa có nhiều kinh nghiệm tìm chọn nhà cung cấp. Có rất nhiều vấn đề về nhà cung cấp mà bạn không thể kiểm soát được, ví dụ như chất lượng nguyên vật liệu, quyền sáng chế hay sở hữu nhãn hiệu, cung cấp hàng giả, hàng nhái,... Ở các thị trường mà sản phẩm được quản lý chặt chẽ như Hoa Kỳ và Châu Âu, rất có thể những vấn đề liên quan đến sự “trí trá" của nhà cung cấp sẽ khiến bạn phải trả những cái giá rất đắt.

5- Các vấn đề liên quan đến thương hiệu: Thử tưởng tượng một tình huống thế này, bạn tìm được một chiếc máy đánh trứng “xịn xò" trên Taobao của thương hiệu XYZ để chạy dropship. May mắn là khách ưa thích và đặt mua nhiều. Đến đoạn này thì bắt đầu có vấn đề: Khi giới thiệu cho người khác về sản phẩm, liệu khách của bạn sẽ nói là “dùng máy đánh trứng XYZ đi, tốt lắm đó" hay “mua máy đánh trứng ở hàng *tên shop của bạn* đi, tốt lắm đó"? Câu trả lời là 50/50. Như vậy có nghĩa là 50% khách hàng tiềm năng của bạn sẽ đi tìm kiếm thông tin sản phẩm và nhiều khả năng sẽ mua ở một shop khác, gần và tiện với họ hơn.

Ứng dụng mô hình Dropshipping thế nào cho hiệu quả?

Với tất cả những nhược điểm trên đây, có thể khẳng định rằng, Dropshipping không phải là một mô hình kinh doanh hấp dẫn cho tất cả mọi người. Và nó lại càng không phù hợp với những người không có nhiều thời gian và muốn kiếm tiền nhanh. Nhưng đâu đó vẫn phải còn một vài khe cửa hẹp để thu được lợi nhuận chứ? Vậy cơ hội để kiếm tiền vớii Dropshipping là gì?

1- Chọn Dropship là một phương án kinh doanh mở rộng chứ không phải là loại hình kinh doanh chính: Rất nhiều nhà kinh doanh truyền thống mở rộng được doanh số bằng việc kết hợp với hình thức Dropshipping. Ví dụ, bạn có một cửa hàng kinh doanh vật dụng cho thú cưng, bạn có thể dropship để kinh doanh những mặt hàng mở rộng như nhà thông minh, bồn vệ sinh thông minh dành cho thú cưng. Viết thêm các mặt hàng dropship trong danh mục sản phẩm của mình sẽ giúp bạn tận dụng được nguồn khách hàng dồi dào từ cửa hàng chính mà vẫn mở rộng sản phẩm, tăng giá trị cho shop.

2- Bán hàng truyền thống nhưng thuê kho và vận chuyển: Hiện nay, việc thuê ngoài đơn vị lưu trữ và giao vận hiện cũng đã có mặt tại Việt Nam, chỉ mất vài phút để tìm hiểu và lựa chọn đối tác phù hợp với yêu cầu của bạn. Nếu chọn thị trường nước ngoài để vận hành dropship, bạn có thể sử dụng dịch vụ cho thuê kho bãi của Shipwire hay Fulfillrite hay nếu sử dụng Shopify, bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ kho bãi và vận chuyển của sàn này luôn. Phương thức này tuy mất một chút phí tổn (và từ đó, lại làm giảm đi lợi nhuận thu về), nhưng sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro không đáng có trong quá trình giao hàng của nhà sản xuất.

3- Chọn dropshipping để thăm dò thị trường: Với những người mới bắt đầu, việc nhập hàng về và bán nhiều khi tiềm ẩn nhiều rủi ro, liên quan đến tồn đọng vốn, hàng tồn. Vì vậy, nếu bạn muốn kiểm tra tiềm năng của thị trường, việc bán hàng Dropship là một phép thử với chi phí vừa phải.

Nhìn chung, không có con đường nào trải đầy hoa hồng mà không có gai, rủi ro nhỏ thì lợi ích đi kèm cũng vì thế mà bé lại. Sau khi biết được chính xác những rủi ro mà bạn có thể gặp phải với Dropship là gì, chắc hẳn bạn sẽ có những quyết định cho riêng mình xem có nên dấn thân vào con đường này hay không. Lời khuyên của Ecomme là, nếu bạn có nhiều thời gian và muốn thử sức kinh doanh, đây vẫn có thể là một lựa chọn tốt để bắt đầu. Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bài viết này nhé!

Editor: Antalia

Nguồn ECOMME

Kinh doanh Online toàn tập - Chap 1: Tổng quan sơ đồ Kinh doanh Online 3 bước

Shopee hoàn xu

DMCA.com Protection Status

Bài viết liên quan

Quy trình gọi vốn, chia cổ phần khi khởi nghiệp theo góc nhìn cực dễ hiểu
Kinh doanh online toàn tập - Chap 4: Những điều cần biết về thị trường ngách (Niche Market)
Jack Ma:
Công thức tính giá menu nhà hàng, quán cafe
15 quy luật của làm việc theo nhóm
3 bước tạo thương hiệu F&B